100
Chương II – Hai Pháp
2. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm
được ở đời. Thế nào là hai? Người thi ân trước và người biết
nhớ ơn đã làm. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó
tìm được ở đời.
3. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được
ở đời. Thế nào là hai? Người thỏa mãn và người làm người
khác thỏa mãn. Hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó tìm
được ở đời.
4. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, khó làm
cho thỏa mãn. Thế nào là hai? Người cất chứa các lợi dưỡng
và người phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này, này
các Tỷ-kheo, là hai hạng người khó làm cho thỏa mãn.
5. Có hai hạng người này, này các Tỷ-kheo, dễ làm thỏa
mãn. Thế nào là hai? Người không cất chứa các lợi dưỡng và
người không phung phí các lợi dưỡng. Hai hạng người này,
này các Tỷ-kheo, là hai hạng người dễ làm thỏa mãn ở đời.
6. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tham sanh
khởi. Thế nào là hai? Tịnh tướng và không như lý tác ý.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tham
sanh khởi.
7. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến sân sanh
khởi. Thế nào là hai? Chướng ngại tướng và không như lý tác
ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến sân
sanh khởi.
8. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tà kiến
sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và
không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai
duyên khiến tà kiến sanh khởi.