Tăng Chi Bộ Kinh – Tập 2
167
trách ta về phương diện giới: "Sao lại làm nghiệp ấy?".
Người ấy do sợ hãi tự trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân
làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý
nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch. Này các
Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi tự trách.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về người khác
trách?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét: "Nếu
thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý nghĩ ta ác, thời các người khác
có thể trách ta về phương diện giới: "Sao lại làm nghiệp ấy?".
Người ấy do sợ hãi người khác trách, đoạn tận thân làm ác,
tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành,
đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi người khác trách.
4.- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi hình phạt?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thấy vua chúa khi bắt
được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều
hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ
đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ
xẻo tai, họ cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình
phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng
hình phạt la hầu khẩu hình (lấy xương và thịt cho rộng ra, rồi
đổ dầu sôi vào miệng), hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng
hoa), đốt tay, lấy rơm bện lại rồi siết chặt, lấy vỏ cây làm áo,
hình phạt con dê núi, lấy câu móc vào thịt, cắt thịt thành hình
đồng tiền, quẳng sắt chảy trên thân đầy vết thương rồi chà
mạnh, chuyển hình (bắt nằm dưới đất, đâm một gậy sắt qua
hai lỗ tai rồi xoay tròn), cao đạp đài (lột da phần trên, lấy chày
giã cho nát thân). Họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ
đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Người ấy
suy nghĩ như sau: "Do nhân làm các nghiệp ác như vậy, các