Tăng Chi Bộ Kinh – Tập 2
205
này, vị ấy chứng được Vô gián định một cách nhanh chóng
để đoạn tận các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo
hành lạc, thắng trí nhanh.
Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.
(IV) (164) Kham Nhẫn (1)
1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là
bốn?
Ðạo hành không kham nhẫn, đạo hành kham nhẫn, đạo
hành nhiếp phục, đạo hành an tịnh.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành không
kham nhẫn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người chưởi mắng lại
kẻ đã chưởi mắng, sân hận lại với kẻ đã sân hận, gây lộn lại
với kẻ đã gây lộn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành
không kham nhẫn.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành kham nhẫn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không nhiếc
mắng lại kẻ đã nhiếc mắng, không sân hận lại kẻ đã sân hận,
không gây lộn lại với kẻ đã gây lộn. Này các Tỷ-kheo, đây
gọi là đạo hành kham nhẫn.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành nhiếp phục?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc,
không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.
Phàm do nhân duyên gì với nhãn căn này không được chế
ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện khởi lên, vị ấy
chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, sống với sự chế
ngự nhãn căn. Khi tai nghe tiếng ... khi mũi ngửi hương ...
khi lưỡi nếm vị ... khi thân cảm xúc ... khi ý biết pháp, không