KINH TĂNG CHI BỘ - TẬP 2 - Trang 203

206

Chương IV - Bốn Pháp

nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Phàm do
nhân duyên gì ý căn này không được chế ngự, khiến cho
tham ái, ưu bi, các ác bất thiện khởi lên, vị ấy chế ngự
nguyên nhân ấy, thọ trì ý căn, sống với sự chế ngự ý căn.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành nhiếp phục.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là đạo hành an tịnh?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có chấp nhận

dục tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, làm cho an tịnh, chấm dứt,
khiến đi đến không sanh hữu, không có chấp nhận sân tầm
khởi lên ... không có chấp nhận hại tầm khởi lên ... không có
chấp nhận các pháp ác bất thiện tầm khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch,
làm cho an tịnh, chấm dứt, khiến đi đến không sanh hữu.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành an tịnh.

Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này.
(V) (165) Kham Nhẫn (2)
1.- Này các Tỷ-kheo, có bốn đạo hành này. Thế nào là

bốn?

Ðạo hành không kham nhẫn, đạo hành kham nhẫn, đạo

hành nhiếp phục, đạo hành an tịnh.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành không

kham nhẫn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không kham

nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi muỗi, gió,
sức nóng mặt trời, các loài bò sát; không kham nhẫn những
hình thức chưởi mắng, phỉ báng, không thể chịu đựng được
cảm thọ về thân khởi lên, khổ đau, nhói đau, mãnh liệt, kịch
liệt, không khả hỷ, không khả ý, chết điếng người. Này các
Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành không kham nhẫn.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là đạo hành kham nhẫn?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.