Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
199
như trân châu, ma-ni châu, lưu-ly, xa-cừ, ngọc bích, san hô,
bạc, vàng, ngọc đỏ, mã não. Bạch Thế Tôn, đây là vi diệu
chưa từng có thứ bảy, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la
thích thú biển lớn.
9. Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn là trú xứ các loại
chúng sanh lớn, tại đấy, có những chúng sanh như các con
Timi, Timingalà, Timiramingalà, những loại Asurà (A-tu-la),
các loại Nàgà, các loại Gandhabbà. Trong biển có những loài
hữu tình có tự ngã dài một trăm do tuần, hai trăm, ba trăm,
bốn trăm, năm trăm do tuần. Vì rằng, bạch Thế Tôn, biển lớn
là trú xứ các loài chúng sanh lớn ... năm trăm do tuần, nên
bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ tám, do thấy
vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn. Nhưng bạch
Thế Tôn, các Tỷ-kheo có thích thú trong Pháp và Luật này?
- Này Pahàràda, Tỷ-kheo có thích thú trong Pháp và
Luật này.
- Bạch Thế Tôn, trong Pháp và Luật này có bao nhiêu
pháp vi diệu chưa từng có mà do thấy chúng, thấy chúng, các
Tỷ-kheo thích thú trong pháp và luật này?
10. - Này Pahàràda, có tám pháp vi diệu này chưa từng
có trong Pháp và Luật mà do thấy chúng, thấy chúng, các
Tỷ-kheo thích thú trong pháp và luật này. Thế nào là tám?
11. Ví như, này Pahàràda, biển lớn tuần tự thuận xuôi,
tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình
như một vực thẳm. Cũng vậy, này Pahàràda, trong Pháp và
Luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thục là tuần tự,
các con đường là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí
thình lình. Này Pahàràda, vì rằng trong pháp và luật này, các
học pháp là tuần tự, các quả dị thục là tuần tự, các con đường
là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí thình lình, nên này