Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
325
Này Punniya, Tỷ-kheo có lòng tin, có đi đến yết kiến, nhưng
không có hầu hạ, có hầu hạ nhưng không hỏi... có hỏi nhưng
không lóng tai... có lóng tai nghe pháp, nhưng nghe pháp
không có thọ trì... nghe pháp có thọ trì nhưng không suy nghĩ
đến ý nghĩa các pháp được thọ trì... có suy nghĩ các pháp
được thọ trì, nhưng sau khi biết nghĩa, sau khi biết pháp,
không thực hành pháp và tùy pháp. Thế Tôn không thuyết
pháp. Khi nào, này Punniya lòng tin , có đi đến yết kiến, có
hầu hạ, có hỏi, có lóng tai nghe, có thọ trì pháp, có suy tư ý
nghĩa các pháp được thọ trì, sau khi biết nghĩa, sau khi biết
pháp, thực hành pháp và tùy pháp, như vậy, Như Lai có
thuyết pháp.
Thành tựu những pháp này, này Punniya, nhất định
Như Lai thuyết pháp.
(III) (83) Cội rễ Của Sự Vật
1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi:
"Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp
lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả
pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng
thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì
làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?" Ðược hỏi
vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy
như thế nào?
2. - Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế
Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm
chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy
thuyết ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-
kheo sẽ thọ trì.
- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ
giảng.