356
Chương IX – Chín Pháp
Này chư Hiền, quốc độ cần phải được hiểu biết theo hai
phương diện: nên được tìm đến hay không nên được tìm đến,
được nói đến như vậy, do duyên này được nói đến.
(VII) (7) Du Sĩ Sutavà
1. Như vậy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại núi Gijjhakùta.
Rồi du sĩ Sutavà đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói với Thế
Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời
chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi
xuống một bên, du sĩ Sutavà bạch Thế Tôn;
2. - Bạch Thế Tôn, có một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha,
tại Giribbaja. Tại đây, bạch Thế Tôn, con có nghe từ miệng
Thế Tôn, con có chấp nhận từ miệng Thế Tôn:
"Này Sutavà, Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã tận các
lậu hoặc, đã thành tựu viên mãn, việc nên làm đã làm, đã đặt
gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn
tận, chơn chánh giải thoát; vị ấy không có thể làm năm sự:
Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể có ý đoạt
mạng sống của loài hữu tình; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu
hoặc không có thể lấy của không cho được gọi là ăn trộm;
Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể hành dâm
dục; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể biết mà
nói láo; Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể
hưởng thọ các dục do các đồ cất chứa đem lại, như trước còn
làm gia chủ". Bạch Thế Tôn, như vậy không biết con có khéo
nghe, khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì lời Thế Tôn dạy
hay không?
3. - Thật vậy, này Sutavà, như vậy Thầy đã khéo nghe,
khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì. Xưa kia, và cả nay
nữa, này Sutavà, Ta đã nói như sau: "Tỷ-kheo nào là bậc A-