Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 5
241
đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào,
như thế ấy, cần phải thực hành.
(VIII) (174) Do Tham Sân Si
1. Này các Tỷ-kheo, Ta nói sát sanh có ba: do nhân
tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy
của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
Này các Tỷ-kheo, Ta nói tà hạnh trong các dục có ba:
do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói láo có ba: do nhân tham,
do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói hai
lưỡi có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các
Tỷ-kheo, Ta nói, nói lời độc ác có ba: do nhân tham, do nhân
sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói lời phù phiếm
có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-
kheo, Ta nói, tham dục có ba: do nhân tham, do nhân sân, do
nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, sân có ba: do nhân tham,
do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, tà kiến có
ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
2. Như vậy, này các Tỷ-kheo, tham là nhân duyên cho
nghiệp sanh khởi, sân là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, si
là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, do tham đoạn diệt, là
nhân duyên cho nghiệp đoạn diệt, do si đoạn diệt, là nhân
duyên cho nghiệp đoạn diệt, do si đoạn diệt, là nhân duyên
cho nghiệp đoạn diệt.
(IX) (175) Thoát Ly
1. Pháp này, này các Tỷ-kheo, có con đường thoát ly,
pháp này không phải không có con đường thoát ly. Và này
các Tỷ-kheo, thế nào pháp này có con đường thoát ly, pháp
này không phải không có con đường thoát ly?