270
Chương X - Mười Pháp
- Do không làm điều ác, nó có cảm giác khổ hay không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn. Không làm điều ác, bạch
Thế Tôn, từ đâu nó sẽ cảm giác khổ được?
2. Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát này cần phải tu
tập bởi nữ nhân hay nam nhân. Này các Tỷ-kheo, thân này
không bị nam nhân hay nữ nhân cầm lấy rồi mang đi. Này
các Tỷ-kheo, con đường phải chết này ở giữa những tư tưởng.
Vị ấy rõ biết như sau: "Phàm ác nghiệp nào do ta làm từ
trước với cái thân do nghiệp làm ra này, tất cả cần phải cảm
thọ ở đây, nó không thể theo ta và được hiện hữu về sau".
Như vậy, này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát được tu tập đưa
đến không có trở lui, đối với Tỷ-kheo có trí tuệ, có được
trong đời này, nhưng vị ấy chưa thể nhập sự giải thoát hơn
thế nữa.
3. Với tâm câu hữu với bi... với tâm hầu hữu với hỷ...
với tâm câu hữu với xả, vị ấy biến mãn một phương và an trú,
như vậy phương thứ hai, như vậy phương thứ ba, như vậy
phương thứ tư. Như vậy phía trên, phía dưới, bề ngang, hết
thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến
mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận,
không sân. Vị ấy biết rõ như sau: "Trước kia, tâm này của ta
là nhỏ, không tu tập. Nhưng nay, tâm này của ta là vô lượng,
khéo tu tập. Lại nữa, phàm nghiệp gì được làm có giới hạn,
nay nó sẽ không sống trong giới hạn ấy nữa, nó không đứng
trong giới hạn ấy nữa". Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-
kheo, nếu đứa trẻ này, từ tuổi trẻ trở lên tu tập xả tâm giải
thoát, nó có thể làm nghiệp ác không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Do không làm điều ác, nó có cảm giác khổ hay không?