KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 155

Brazil: Ban hành Luật trách nhiệm tài chính (2000)
Colombia: Dự luật 358 (1997), dự luật 617 (2000), Luật minh bạch và

trách nhiệm tài chính (2003)

Pháp: Lập pháp có liên quan đến hoạt động vay tiền và quy định về cân

bằng ngân sách

Ấn Độ: Dự luật trách nhiệm tài chính và quản lý ngân sách các bang
Mexico: Định ra khung khổ vay nợ mới của chính quyền địa phương

(2000)

Peru: Luật trách nhiệm tài chính và minh bạch ngân sách (Sửa đổi năm

2003), Luật trách nhiệm chung (2005)

Ba Lan: Luật tài chính công (1998, 2005)
Nam Phi: Dự luật quản lý tài chính của chính quyền thành phố (2003)

Thổ Nhĩ Kỳ: Ban hành các quy định kiểm soát kể từ năm 2000
Mỹ: quy chế kiểm soát của mỗi bang (như hạn mức về thâm hụt tài khóa,

thâm hụt huy động vốn)

Nguồn: Canuto & Liu (2010)

Để thực hiện được mục tiêu “ngăn ngừa rủi ro về tài chính - tiền tệ” như

Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc nêu hồi tháng 3 năm nay, bên cạnh việc
“siết thanh khoản” (dẫn đến khan tiền trong hệ thống ngân hàng hồi cuối tháng
6/2013), “siết phê duyệt đầu tư”, “chống lãng phí trong đầu tư công”, “kiểm soát
hệ thống ngân hàng mờ (shadow banking)”, trong thời gian tới, cần tập trung vào
một số việc nhằm ngăn sự gia tăng của tỉ lệ đòn bẩy tài chính tại địa phương:

• Minh bạch hóa thông tin dư nợ của chính quyền địa phương các cấp.

• Khơi thông và chuẩn hóa các kênh huy động vốn, trong đó tính đến việc cho

chính quyền tỉnh phát hành trái phiếu.

• Nâng cao năng lực kiểm soát, ràng buộc của cơ chế thị trường.

KẾT LUẬN

Tốc độ vay nợ của địa phương tăng nhanh chỉ trong vòng 5 năm (2008 - 2012)

kể từ sau khi gói kích thích 4.000 tỉ RMB được đưa vào nền kinh tế là một rủi ro.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.