thông vận tải và việc ô nhiễm do khí thải gây ra đã nhanh chóng sản sinh những
“căn bệnh đô thị”.
Trung Quốc 10 năm gần đây đã bắt đầu coi trọng phát triển giao thông đô thị.
Giao thông công cộng trên mặt đất và tàu điện ngầm ở thành phố phát triển với
tốc độ nhanh chóng, cứ thế thay thế cho các phương tiện giao thông cá nhân. Tàu
cao tốc và tàu điện ngầm cao tốc đã nhanh chóng trở thành phương tiện chủ yếu
để nối kết giữa các thành phố. Nhưng tất cả những nỗ lực này vẫn không giải
quyết được vấn đề khó khăn trước kia. Đặc biệt là các thành phố lớn như Bắc
Kinh, Thượng Hải, cần hạn chế giấy phép lái xe cá nhân và hạn chế du lịch
đường phố để giảm bớt hiện tượng tắc nghẽn giao thông đô thị.
Do đó, đô thị hóa mới vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức về vấn
đề thiếu phương tiện giao thông đô thị và thiếu đường đi dẫn đến hiện tượng ách
tắc giao thông. Phương tiện giao thông công cộng đô thị truyền thống khó đáp
ứng được nhu cầu du lịch của thành phố, đồng thời rất khó tránh được sự xuất
hiện các sản phẩm phụ của “căn bệnh đô thị”, cho nên trong tương lai đô thị hóa
mới sẽ tập trung hiện đại hóa phát triển các ngành giao thông hiện đại như: tàu
điện ngầm công cộng đô thị, hệ thống đường sắt liên tỉnh… Điều này cũng đem
lại cơ hội phát triển chưa từng có cho ngành giao thông vận tải hiện nay.
Hình 4.4: Phát triển giao thông công cộng Trung Quốc (triệu chiếc)