KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 125

hoàn toàn khác với giai đoạn trước đây

(1)

. Đó là nguồn lực để thực hiện cuộc đại

di dân kiểu mới và tác động của đô thị hóa lần này đến toàn bộ sự phát triển kinh
tế của Trung Quốc. Đây không phải là thách thức duy nhất đối với quá trình đô
thị hóa quy mô lớn ở Trung Quốc, một thách thức khác là việc cho dù đến năm
2020 tỉ lệ đô thị hóa đạt được mức 60% như mục tiêu đã đề ra năm 2013 và đến
năm 2030 đạt 70% thì thu nhập bình quân theo đầu người tại Trung Quốc vẫn
thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước có cùng trình độ đô thị hóa.

Mặc dù vậy, như phát biểu của thủ tướng Lý Khắc Cường, đô thị hóa kiểu mới

là lựa chọn nhằm giúp Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng cao trong tương lai

(2)

.

Và vì vậy, cần được thực hiện. Có nghiên cứu cho rằng, thông qua thực hiện
chiến lược đô thị hóa kiểu mới, mỗi năm mức tiêu dùng tăng thêm bình quân sẽ
đạt 2.800 tỉ RMB, mức đầu tư tăng thêm đạt 6.500 tỉ RMB, đóng góp 2,7 điểm
phần trăm vào tăng trưởng GDP(tương đương với 38,5% tăng trưởng GDP sẽ
đến từ chiến lược đô thị hóa kiểu mới)

(3)

.

Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu về những tác động và đánh giá mức

độ rủi ro của những tác động ấy đến kinh tế Trung Quốc trong trung-dài hạn.
Những lo lắng của chúng tôi về rủi ro mà chiến lược này có thể gây ra như một
hậu quả phái sinh bao gồm: (i) liệu đợt đại đô thị hóa này có dẫn đến bùng nổ
đầu tư vào cơ sở hạ tầng và làm chậm quá trình chuyển đổi phương thức tăng
trưởng của Trung Quốc hay không; (ii) liệu chiến lược này cùng với sự phát triển
của các đô thị loại vừa và lớn có dẫn đến sự hình thành bong bóng bất động sản
mới hay không; (iii) nguồn lực (trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến khả
năng tài chính) để sử dụng cho chiến lược này sẽ được huy động như thế nào và
điều đó có gây nên sự phình to các rủi ro từ nợ địa phương hiện nay hay không –
đặc biệt khi các vận động pháp lí về việc cho phép chính quyền tỉnh phát hành
trái phiếu độc lập được thông qua; (iv) các vấn đề khác của đô thị hóa như việc
làm, cung cấp dịch vụ công, môi trường và nước sạch v.v...; (v) chiến lược này
có thể làm tăng tổng cầu của Trung Quốc và có lợi cho thị trường bất động sản –
một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của Trung Quốc – nhưng có
thể chỉ tác động nhỏ đến tiêu dùng toàn xã hội và thậm chí khiến dư thừa sản
lượng tại một số ngành liên quan đến bất động sản thêm trầm trọng.

Bảng 5.1 cho thấy các tác động của quá trình đô thị hóa kiểu mới đến kinh tế

Trung Quốc trong trung – dài hạn. Tuy nhiên, trong chương này, chúng tôi chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.