Nguồn: OECD (2013)
Hộp 5.1: Kinh nghiệm huy động vốn cho đô thị hóa ở các nước trên thế
giới
Một hệ quả của quá trình đô thị hóa là sự gia tăng về nhu cầu đối với cơ
sở hạ tầng và dịch vụ công. Để đảm bảo được điều này, quá trình đô thị hóa
đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực nhằm cung cấp các hàng hóa
công hoặc có lộ trình phù hợp để thương mại hóa việc cung cấp các hàng
hóa này. Nhìn chung, từ kinh nghiệm thế giới có thể nhận thấy ba cách huy
động nguồn vốn cho quá trình đô thị hóa, bao gồm: (i) nguồn thu từ thuế,
(ii) nguồn thu từ các hạng mục thu phí dịch vụ, (iii) thông qua phát hành trái
phiếu hoặc các công cụ ghi nợ tương tự.
Nền tảng thu nhập trong tương lai của hoạt động huy động vốn cho đô
thị hóa
Cách làm và quan niệm trước đây vẫn cho rằng cơ sở hạ tầng tại các đô
thị là hàng hóa công, vì thế trong quá trình sử dụng cần được chính
phủ/chính quyền cung cấp. Nguồn lực để duy trì việc cung cấp hàng hóa
công đến từ thuế thu. Tuy nhiên, việc chính phủ cung cấp hàng hóa công
vấp phải một vấn đề, đó là chính phủ không có động lực trong việc kiểm
soát chi phí. Bên cạnh đó, nếu tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh thì chính
phủ không đủ nguồn lực để đáp ứng việc cung cấp các hàng hóa công thiết
yếu như điện, nước, an ninh, vệ sinh môi trường v.v… Vì vậy, chính phủ