công của quốc gia này chỉ ở mức khoảng 38% GDP, nhưng theo cách tính của
IMF (2013) con số này có thể lên tới trên 45% GDP.
Hộp 5.2: Nợ và thâm hụt tài chính của chính phủ Trung Quốc theo định
nghĩa mở rộng
Trong số liệu mà chính phủ Trung Quốc công bố không có số liệu về
nhiều hoạt động tài chính, chẳng hạn như các khoản chi cho cơ sở hạ tầng
ngoài ngân sách của chính quyền địa phương. Kể từ khi cuộc khủng hoảng
tài chính tiền tệ nổ ra năm 2008 đến nay, hoạt động chi tài chính này trở
thành công cụ chống khủng hoảng quan trọng tại Trung Quốc.
Nợ công Trung Quốc theo định nghĩa mở rộng. Năm 2012, theo cách tính
mở rộng, nợ của chính quyền các cấp tại Trung Quốc tăng lên mức trên
45% GDP. Tuy nhiên, số liệu này vẫn thấp hơn ước tính của chính cơ quan
nghiên cứu thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc – Trung tâm nghiên cứu Phát
triển – khi báo cáo “Phân tích về rủi ro tài chính và tiền tệ Trung Quốc” cho
biết mức nợ của Trung Quốc đã lên tới 59% GDP (bao gồm cả nợ của công
ty quản lí tài sản, quỹ dưỡng lão và Bộ Đường sắt).
Các khoản vay theo cách tính mở rộng. Khái niệm này được dùng để chỉ
các khoản vay ròng/các khoản vay của chính phủ cộng thêm các khoản huy
động vốn của chính quyền địa phương và các khoản rút ròng đối với tiền
mặt của chính phủ. Số liệu này phản ánh các giao dịch về nợ.
Thâm hụt ngân sách theo cách tính mở rộng là các khoản vay ròng cộng
thêm nguồn vốn huy động được từ bán đất đai (đã trừ chi phí khai thác đất
và tái định cư).
Nguồn: IMF (2013)
Theo cách tính nêu trên của IMF, số liệu nợ công của Trung Quốc (chưa bao
gồm các khoản huy động vốn của địa phương thông qua các sàn huy động vốn
cũng như các hoạt động thu - chi ngoài ngân sách) là 26,1% GDP, cao hơn 10
điểm phần trăm với cách tính của chính phủ Trung Quốc. Đồng thời, thâm hụt tài
khóa cũng đạt mức 2,2% GDP thay vì 1,5% GDP (Bảng 5.3).
Bảng 5.3: Trung Quốc: Số liệu tài chính theo cách tính mở rộng