Hình 5.3: Nợ công tại Trung Quốc theo cách tính mở rộng 1996 - 2012 (%
GDP)
Nguồn:
IMF (2013)
Trên thực tế, sau khi khủng hoảng tài chính tiền tệ 2008 nổ ra, một đợt gia
tăng vay nợ của chính quyền địa phương đã diễn ra trên quy mô rộng khắp
(Canuto & Liu, 2010). Đồng thời, tín dụng của ngân hàng là nguồn vốn huy động
được chủ yếu của chính quyền địa phương (ngoại trừ trường hợp của Mỹ).
Nhưng sau khủng hoảng 2008, lượng trái phiếu địa phương được phát hành ngày
càng nhiều, một số quốc gia đã tận dụng thị trường vốn để huy động ngân sách
cho địa phương. Mỹ là quốc gia có thị trường trái phiếu địa phương lớn nhất với
khoảng 400 tỉ USD mỗi năm, trong khi quy mô của các nước còn lại trên thế giới
chỉ ở mức 308,9 tỉ USD (Canuto & Liu, 2010). Nhưng số liệu về nợ địa phương
của Trung Quốc mới chỉ tăng mạnh từ sau năm 2008 (Hình 5.4).
Bắt đầu từ năm 2009, chính quyền địa phương các cấp tại Trung Quốc bắt đầu
sử dụng rộng rãi các công cụ huy động vốn địa phương (LGFVs) mở rộng hoạt
động vay vốn của địa phương thông qua các sàn huy động vốn địa phương. Như
chúng tôi đã phân tích ở các Chương 1 và 5, phần lớn khoản kích thích 4.000 tỉ
RMB đã được bơm vào hệ thống NHTM, ngân hàng chính sách và phân bổ đến
các tỉnh thông qua cho vay tín dụng. Ngoài ra, bằng việc sử dụng các công ty
huy động vốn hoạt động trên sàn huy động vốn địa phương, chính quyền địa