nước Trung Quốc sẽ kiên định đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Tuy những
điều kể trên có thể cho thấy mức độ tin cậy cao của nhân dân Trung Quốc đối với
Đảng Cộng sản, nhưng cũng không loại trừ khả năng niềm tin này có thể sụp đổ.
Lấy bối cảnh đó làm cơ sở, các tác giả đã khảo sát mức độ tin cậy của nhóm
người thuộc dân tộc Triều Tiên tại vùng Đông Bắc Trung Quốc trước tác động
của người Hán trong xã hội. Trọng tâm của những phân tích này là mức độ tin
cậy của tộc người Triều Tiên truyền thống sinh sống tại vùng Diên Biên đối với
chính phủ Trung Quốc. Những kết luận mà nhóm tác giả đưa ra bao gồm, tộc
người Hán có độ tin cậy con người cao hơn tộc người Triều Tiên, nhưng ngược
lại, tộc người Triều Tiên lại có độ tin cậy chế độ khá cao so với tộc người Hán.
Nguyên nhân căn bản nằm ở chỗ, vùng Diên Biên là khu tự trị với một số lượng
lớn người dân tộc thiểu số sinh sống luôn được hưởng các chính sách ưu đãi của
nhà nước. Tuy nhiên, độ tin cậy con người của tộc Triều Tiên lại thấp hơn hẳn so
với tộc người Hán, điều này cho thấy dù được Nhà nước ưu ái nhưng bản thân
các tộc người thiểu số Trung Quốc vẫn luôn canh cánh trong lòng một nỗi lo
lắng. Theo phân tích của chúng tôi, đây chính là một bài toán khó cho tương lai
của xã hội Trung Quốc. Không chỉ có ý nghĩa trên lĩnh vực xã hội học, kết quả
nghiên cứu hoàn toàn có thể được áp dụng trong kinh doanh, các doanh nghiệp
nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc có thể tìm thấy những gợi ý trong phương
pháp quản lý nhân lực khi hiểu rõ sự khác biệt về thể chế dân tộc và độ tin cậy
con người của mỗi tộc người. Dân tộc và bối cảnh văn hóa là một trong những
nhân tố bản địa có vai trò quan trọng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tiến hành
khảo sát bài nghiên cứu có ảnh hưởng như thế nào đối với độ tin cậy xã hội vùng
Đông Bắc Trung Quốc, mặc dù không thể đưa tất cả các biến số trở thành biến số
độc lập để phân tích nhưng chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực chứng dựa
trên những biến số thống kê nhân khẩu học và kinh tế - xã hội mang tính tiêu
biểu nhất có mối liên hệ tương quan.