KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 16

tuổi) chạm đến ngưỡng 1 tỉ người thì sẽ bắt đầu suy giảm. Đồng thời, nguồn
cung lao động từ nông thôn trên thực tế không còn nhiều. Rủi ro này tạo ra một
áp lực lên thị trường lao động, khiến chi phí lao động thêm tăng cao – điều đã bắt
đầu xuất hiện tại các thành phố lớn của Trung Quốc. Rủi ro thứ hai đi liền với rủi
ro nêu trên là việc có thể Trung Quốc đã dùng hết nguồn lợi dân số thứ nhất
nhưng chưa thể dự báo được quốc gia này có duy trì được nguồn lợi dân số thứ
hai hay không. Nói cách khác, giai đoạn tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được
lợi rất nhiều nhờ một cơ cấu dân số trẻ và lực lượng lao động đông đảo xuất hiện
liên tiếp trong khoảng thời gian 40 năm do tác động của chính sách đã/sắp qua
đi. Nhưng liệu dân số già hóa ở Trung Quốc có cản trở sự tăng trưởng về thu
nhập bình quân hay không thì vẫn cần thêm các nghiên cứu sâu hơn. Tiếp đó, sự
biến đổi dân số theo khuynh hướng già hóa với tốc độ nhanh chóng hơn các nước
khác đặt hệ thống an sinh xã hội của Trung Quốc – đặc biệt tại các vùng nông
thôn – trước rủi ro lớn về độ bao phủ và hiệu quả. Trong đó, những thách thức về
gánh nặng tài chính đối với chính quyền từ cấp huyện trở xuống, cơ sở hạ tầng
thông tin, đội ngũ nhân viên trong lĩnh vực bảo hiểm dưỡng lão và nghiệp vụ bảo
hiểm là những thử thách rõ rệt nhất.

SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRUNG QUỐC

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRUNG HẠN

Trong chương này, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu những khuynh hướng

biến đổi chính của thị trường lao động Trung Quốc, đồng thời chỉ ra những vấn
đề mang tính trung hạn của thị trường có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng
trưởng của kinh tế Trung Quốc này. Sự tăng trưởng thần kỳ của kinh tế Trung
Quốc trong hơn 30 năm qua có phần đóng góp không nhỏ của nguồn vốn con
người. Không chỉ sở hữu một lượng lao động đông nhất thế giới, Trung Quốc
còn sở hữu lượng lao động có trình độ ngày càng tăng – ở điểm này, Trung Quốc
đã đạt được thành công trong việc không ngừng tích lũy nguồn vốn con người.
Để trở thành “công xưởng thế giới”, Trung Quốc trước khi trở thành cường quốc
chế tạo đã phải trải qua giai đoạn là cường quốc gia công - chế biến, dựa vào lực
lượng lao động dồi dào, chi phí thấp. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, sự
tăng trưởng của Trung Quốc trong 30 năm qua dựa trên lao động giá rẻ và chi phí
vốn thấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự già hóa diễn ra ngay trong lòng nhóm
người trong độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi) và đặc biệt là nhóm hạt nhân của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.