Hình 1.1: Tăng trưởng GDP theo quý của một số nền kinh tế chủ chốt sau
khủng hoảng 2008 (%)
Nguồn: Số liệu Trung Quốc theo NBS (các năm), số liệu các quốc gia và khu vực còn lại theo WB và IMF
(các năm)
Trước bối cảnh xuất khẩu sụt giảm mạnh khiến tăng trưởng GDP giảm tốc rõ
nét, chính phủ Trung Quốc ngay lập tức đã có một hành động ứng phó – ở thời
điểm đó được đánh giá cao về tính kịp thời cũng như quy mô của “gói giải cứu”
– đó là tung gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỉ RMB, tương đương 650 tỉ USD
theo tỉ giá thời điểm đó (xấp xỉ 18% GDP năm 2008). Ngoài gói kích thích này,
chính phủ Trung Quốc cũng ban hành thêm nhiều biện pháp hỗ trợ mở rộng cầu
trong nước nhằm hạn chế tác động tiêu cực của việc suy giảm cầu bên ngoài. Tại
khu vực nông thôn, chính phủ trợ giá cho việc tiêu thụ một số sản phẩm như điện
lạnh, điện máy v.v... Nhưng không khó để nhận ra rằng, việc cải thiện cầu trong
nước – chính sách mở rộng nội nhu – không thể đáp ứng với việc chống chọi với
cú sốc khủng hoảng từ Mỹ do tiêu dùng nội địa không phải là trụ cột tăng trưởng
kinh tế của Trung Quốc. Vì thế, gói kích thích 4.000 tỉ RMB vẫn đóng vai trò là
giải pháp chính khi cuộc Đại suy trầm đang lan ra toàn cầu.
Hình 1.2: Xuất khẩu Trung Quốc sau khủng hoảng 2008