Quốc đã có sự điều chỉnh theo hướng nới lỏng chính sách này, tuy nhiên, hiệu
quả vẫn còn nhiều điểm hoài nghi.
Trong bối cảnh sự già hóa diễn ra ngay trong lòng nhóm người trong độ tuổi
lao động (15 - 64 tuổi) và đặc biệt là nhóm hạt nhân của nhóm người trong độ
tuổi lao động (nhóm từ 25 - 39 tuổi), việc suy giảm tỉ lệ tham gia lao động và sự
chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp - nông thôn sang khu vực công
nghiệp và thành thị cũng đã suy giảm từ năm 2004, Trung Quốc có thể sẽ đối
diện ngày càng rõ nét với thực tế là quốc gia này không còn lực lượng lao động
dư thừa để theo đuổi cách thức tăng trưởng cũ.
Những thách thức đối với vấn đề an sinh xã hội dành cho cư dân nông thôn,
nhóm lao động di cư và tăng trưởng kinh tế đòi hỏi có những cải cách không chỉ
về chính sách dân số mà cả về chế độ hộ khẩu. Việc xóa bỏ sự bất bình đẳng
mang tính phân chia cơ học bởi hộ khẩu không những có thể giúp Trung Quốc
giải tỏa áp lực thiếu hụt lao động tại thành thị mà còn góp phần cải thiện năng
suất của nền kinh tế – điều đem lại ích lợi cho tăng trưởng lâu dài của quốc gia
này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chan, Kam Wing and Xu Xueqiang (1985), “Urban population growth and
urbanization in China since 1949: Reconstructing a baseline”, China
Quarterly, số 104, tr. 583-613.
Chi Wei, Richard B. Freeman, Hongbin Li (2012), “Adjusting to really big
changes: the labor market in China, 1989 - 2009”, NBER Working Paper, số
17721, tháng 1.
Das, Mitali, và Papa N’Diaye (2013), “The end of cheap labor”, IMF
Finance & Development, tháng 6, tr. 34-37.
Herd, Richard, Vincent Koen và A. Reutersward (2010), “China’s labour
market in transition – job creation, Migration and Regulation”, OECD
Economic Department Working Papers, số 749.