khẩu nhiều hàng tiêu dùng từ Trung Quốc, điều này sẽ gây áp lực lạm phát. Đối
với những nước nhập khẩu nhiều hàng trung gian như Việt Nam, áp lực lạm phát
cũng gia tăng đồng thời với việc khó khăn hơn trong tiếp cận nguồn cung, dẫn
tới phải tìm kiếm nguồn cung thay thế hoặc phải thu hẹp sản xuất.
Nguyên nhân của việc chi phí lao động tăng cao bắt nguồn từ nhiều lí do,
trong đó có cả lí do mang tính quy luật khi kinh tế tăng trưởng nhanh, liên tục
trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, sự gia tăng của chi phí lao động cũng liên
quan đến sự suy giảm của lực lượng lao động dư thừa tại nông thôn – những
người mà trước đây sẵn sàng nhận đồng lương thấp tại thành thị để có được việc
làm và cơ hội cải thiện thu nhập cho gia đình ở nông thôn (Hình 8.13).
Hình 8.13: Các khả năng về số lượng lao động dư thừa tại Trung Quốc
đến năm 2030 (triệu người)
Nguồn: Das và Diaye (2013)
KẾT LUẬN
Trung Quốc đang trải qua quá trình biến đổi về dân số với khuynh hướng suy
giảm quy mô và già hóa với tốc độ nhanh. Điều này chịu tác động mạnh của
chính sách “một con” đã thực hiện từ thập niên 1980. Gần đây, chính phủ Trung