KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 297

Bảng 9.12 là kết quả kiểm nghiệm thực chứng cho thấy sự tồn tại hiệu ứng

điều chỉnh của biến lượng giả lên tin cậy chế độ và tin cậy xã hội. Ở giai đoạn 1
(mẫu 1), tin cậy chế độ có tác động tích cực (+) đến tin cậy xã hội, như giả
thuyết 2 đã đưa ra. Ở giai đoạn 2, tin cậy chế độ và biến lượng giả khi đưa vào
kết quả kiểm nghiệm sẽ cho thấy ảnh hưởng nhất định lên tin cậy xã hội. Ở giai
đoạn 3, số liệu tương tác giữa tin cậy con người và biến lượng giả sẽ hiển thị ảnh
hưởng tích cực (+) lên độ tin cậy xã hội. Qua ba giai đoạn, giá trị R2 ngày càng
tăng cao, điều này cũng cho thấy sự tồn tại hiệu ứng điều chỉnh trong giả thuyết
4 là có cơ sở. Biến lượng giả thể hiện tác động dương (+) cho thấy, độ tin cậy
chế độ của tộc người Triều Tiên cao hơn hẳn so với tộc người Hán.

KẾT LUẬN

Sự không hài lòng và thiếu tin tưởng của nhân dân đối với chính trị - xã hội dù

ở mức độ nào cũng sẽ trở thành chất xúc tác khiến chức năng thể chế được linh
hoạt hơn (Park Sang Soo, 2004). Bài nghiên cứu đã quan sát so sánh độ tin cậy
con người và tin cậy chế độ của tộc người Triều Tiên với tộc người Hán của đất
nước Trung Quốc có 56 dân tộc khác nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.