Làn sóng dịch chuyển, tái phân bố và mở rộng các chuỗi cung ứng trong khu
vực được dẫn dắt bởi các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản và Hàn Quốc hỗ
trợ tích cực Trung Quốc tăng cường thu hút FDI và dịch chuyển nền sản xuất lên
nấc thang công nghệ cao hơn. 10 nước Đông Á đã đầu tư dự án mới vào Trung
Quốc khoảng 20 nghìn dự án mỗi năm, với giá trị chiếm trên 80% tổng vốn FDI
thực tế đăng ký mới vào Trung Quốc mỗi năm. Trong khi quy mô trung bình mỗi
dự án FDI đăng ký mới vào Trung Quốc của Mỹ hay EU có xu hướng thu hẹp,
quy mô trung bình của dự án FDI từ các quốc gia Đông Á lại đang có xu hướng
mở rộng. Quy mô này đã tăng từ mức trung bình 4 triệu USD/dự án năm 2010
lên mức 4,8 triệu USD/dự án năm 2012, và trong ba tháng đầu năm 2013, quy
mô này tiếp tục mở rộng lên mức 5,9 triệu USD/dự án.
Bảng 2.1: Vốn FDI thực tế đăng ký mới vào Trung Quốc giai đoạn 2010 -
2013 (tỉ USD)
Nguồn: MOFCOM (2013)
Phân công sản xuất của mạng sản xuất Đông Á cùng với sự gia tăng của tầng
lớp trung lưu và theo đó là nhu cầu hàng hóa từ các thị trường trong khu vực,
đặc biệt là thị trường ASEAN tạo động lực mới cho hoạt động xuất khẩu của
Trung Quốc hậu khủng hoảng. Trao đổi thương mại với các nền kinh tế Đông Á
ngày càng mật thiết giúp thị trường Đông Á nhanh chóng tăng thị phần trong cơ
cấu thị trường xuất nhập khẩu của Trung Quốc.
Xuất khẩu vào thị trường châu Á là lối thoát cho hàng hóa Trung Quốc trong
bối cảnh nhu cầu từ Mỹ và châu Âu suy yếu. Sau khi chịu mức tăng trưởng âm