KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 69

Dòng tư bản dồi dào và dễ dàng đổ vào Trung Quốc và các nền kinh tế đang

phát triển khác có khả năng tháo chạy hoặc rút mạnh ra khỏi các thị trường này,
gây nên khoảng trống thanh khoản và đẩy đồng nội tệ mất giá. Các nền kinh tế ở
châu Á đã từng chịu hậu quả tương tự từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực
1997 - 1998. Đối với Trung Quốc, do hệ thống tài chính chưa đạt tới mức độ tự
do hóa, những tác động trực tiếp của sự tháo chạy tư bản này có thể không mạnh
mẽ. Đồng thời, nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào cho phép Trung Quốc có đủ
nguồn lực để ứng phó với sự tháo chạy này, không gây ảnh hưởng tiêu cực lên tỉ
giá đồng RMB.

Tuy vậy, làn sóng này nhiều khả năng sẽ đẩy nhanh tiến trình tan vỡ của bong

bóng trên thị trường bất động sản nước này. Cùng với đó, thị trường tài chính và
tình hình kinh tế ở Hong Kong với mức độ tự do hóa hoàn toàn chắc chắn sẽ chịu
biến động mạnh, từ đó gián tiếp tác động tới khả năng cung cấp vốn đầu tư và
trao đổi thương mại với đại lục.

Ngoài Hong Kong, Trung Quốc cũng sẽ chịu tác động gián tiếp của việc chấm

dứt QEIII qua triển vọng tăng trưởng và triển vọng thương mại kém lạc quan hơn
tại các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển khác, đặc biệt trong khu vực châu
Á - Thái Bình Dương.

Chính sách tiền tệ có xu hướng thu hẹp là bởi những dấu hiệu cải thiện tích

cực của kinh tế Mỹ.

Tăng trưởng kinh tế ở mức khá, tỉ lệ thất nghiệp đã xuống mức 7,3% vào

tháng 9/2013 và thị trường việc làm vẫn đang cải thiện tích cực. QEIII thu hẹp và
chấm dứt cũng sẽ đẩy đồng USD tăng giá. Bối cảnh này sẽ tạo môi trường thuận
lợi cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong thời gian tới.

Cuộc cách mạng khai thác dầu và khí đá phiến giúp Mỹ giảm sự phụ thuộc và

nhu cầu đối với dầu mỏ.

Khai thác dầu đá phiến ở Mỹ bắt đầu được đẩy nhanh kể từ năm 2003. Đến

năm 2012, sản lượng dầu của Mỹ đạt 1 triệu thùng/ngày, đưa lượng nhập khẩu
ròng dầu còn 8,6 triệu thùng/ngày, bằng 1/2 nhu cầu tiêu thụ (so với 13,5 triệu
thùng/ngày và 2/3 nhu cầu tiêu thụ vào năm 2005). IEA dự báo, dầu đá phiến sẽ
đưa Mỹ trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2017. Bước tiến
trong công nghệ khai thác này tại Mỹ đã tạo ra một nguồn cung năng lượng hoàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.