KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 71

Chính sách tài khóa và tiền tệ đặc biệt nới lỏng của chính phủ Nhật Bản từ đầu

2013 có khả năng tạo nên sức sống mới cho kinh tế nước này, đồng thời cũng
tăng thêm hỗ trợ cho quá trình tái phân bố và dịch chuyển sản xuất của các
doanh nghiệp Nhật. Chiến lược đa dạng hóa cơ sở sản xuất của các chuỗi cung
ứng nhằm giảm thiểu rủi ro, cùng với những hoài nghi ngày càng dâng cao trong
khu vực về khẩu hiệu “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc, do vậy, có thể đưa tới
làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp thâm dụng lao động,
có công nghệ giản đơn ra khỏi Trung Quốc mà không dịch chuyển sâu hơn vào
nội địa Trung Quốc. Xu thế này sẽ gây nhiều bất lợi cho Trung Quốc trong tái
phân bổ nguồn lực và phát triển một cơ cấu kinh tế vùng mang tính bền vững.

Về thương mại, tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế đang nổi và đang phát

triển trong khu vực đang có dấu hiệu trì trệ. Khả năng Mỹ rút QEIII tiếp tục
khiến kinh tế nhiều nước không chỉ đánh mất động lực tăng trưởng dựa vào dòng
vốn đầu tư từ bên ngoài và lãi suất cơ bản duy trì ở mức thấp, mà còn có nguy cơ
gây nên nhiều biến động và rủi ro trên thị trường tiền tệ và thị trường tài sản. Dự
báo cập nhật tháng Bảy của ADB giảm đánh giá về triển vọng tăng trưởng kinh
tế của châu Á , theo đó châu Á sẽ chỉ tăng trưởng 6,3% năm 2013 và 6,4% năm
2014. Thương mại Trung Quốc mà đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của nước này
sẽ chịu tác động tiêu cực từ nhu cầu hàng hóa yếu đi ở các nền kinh tế trong khu
vực.

Xu hướng tăng cường liên kết kinh tế khu vực trong thời gian tới đang tỏ ra có

lợi cho thương mại Trung Quốc. Khởi động đàm phán FTA Nhật Bản - Hàn
Quốc - Trung Quốc (JKCFTA), tiếp tục đàm phán và triển khai ECFA giữa
Trung Quốc - Đài Loan, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc
ACFTA triển khai toàn diện, hội nhập khu vực Đông Á với trung tâm là ASEAN
tiến lên nấc thang mới với Hiệp định Quan hệ đối tác toàn diện khu vực RCEP
giữa ASEAN với sáu nước đối tác (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,
Hàn Quốc và New Zealand)… Tiến trình hội nhập sôi động trong khu vực, bất
chấp bất đồng và bất ổn địa chính trị gia tăng là biểu hiện rõ ràng của tầm quan
trọng trong liên kết nội vùng, khai thông dòng dịch chuyển vốn, hàng hóa và lao
động trong khu vực đối với tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế trong khu
vực. Trong những cơ chế liên kết khu vực này, Trung Quốc đang giữ vai trò nòng
cốt và có nhiều thuận lợi để đi tới những kết quả đàm phán có lợi cho kinh tế mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.