KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 72

đặc biệt là thương mại Trung Quốc. Những cơ chế liên kết mới này cũng có khả
năng kết thúc đàm phán và triển khai nhanh chóng hơn những cơ chế liên kết
không có sự tham gia của Trung Quốc và có khả năng tạo đối trọng với Trung
Quốc (mà tiêu biểu là đàm phán Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương –TPP).

KẾT LUẬN

Về cơ bản, bối cảnh kinh tế toàn cầu giai đoạn hậu khủng hoảng có nhiều yếu

tố hỗ trợ tích cực cho kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là cho quá trình tái cơ cấu
kinh tế. Dòng vốn từ bên ngoài dồi dào, dịch chuyển sản xuất trong khu vực tiếp
tục diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu từ các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển mở
rộng vững chắc, tiếp cận công nghệ và thị trường ở các nền kinh tế phát triển dễ
dàng hơn…

Mặc dù vậy, sau khủng hoảng 2008 - 2009, kinh tế Trung Quốc cho đến nay

đang trong rủi ro “hạ cánh cứng”, với tốc độ tăng trưởng suy giảm nhanh chóng
và bất ổn vĩ mô ngày một gia tăng, đặc biệt trên thị trường tài chính và thị trường
bất động sản. Điều này một phần là hậu quả của những tác động tiêu cực từ môi
trường bên ngoài, song chủ yếu nằm ở khả năng điều hành và mức độ quyết liệt
đến đâu trong triển khai tái cơ cấu kinh tế của chính phủ Trung Quốc.

Trong trung hạn, các yếu tố bên ngoài sẽ tiếp tục có nhiều ảnh hưởng tới tình

hình kinh tế Trung Quốc, trong đó quan trọng và chủ yếu nhất là chính sách tiền
tệ của Mỹ, khả năng phục hồi tăng trưởng ở châu Âu và xu hướng hội nhập khu
vực thời gian tới ở Đông Á . Dù còn nhiều rủi ro song các yếu tố bên ngoài được
đánh giá đang ở trong xu thế tích cực, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển
kinh tế Trung Quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A Capital, A Capital Dragon index fullyear 2011, 2012.

ADB (2013), Pacific economic monitor, tháng 7.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.