KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 70

toàn mới có khả năng định hình lại ngành công nghiệp dầu mỏ. Điều này một
mặt tạo động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Mỹ, đồng thời hỗ trợ giá dầu nói
riêng và giá cả hàng hóa thế giới nói chung ở xu thế ổn định trong trung hạn.

Khả năng tác động của một số xu hướng trong kinh tế châu Âu

Vào quý II/2013, kinh tế khu vực Eurozone đã trở lại trạng thái tăng trưởng

dương (0,3%), nhiều dấu hiệu tích cực trong khu vực sản xuất cho thấy tín hiệu
phục hồi kinh tế khả quan. OECD cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế 2013
đối với những nền kinh tế chủ chốt trong khu vực như Đức, Pháp. IMF (7/2013)
dự báo, năm 2014 kinh tế khu vực này có thể trở lại mức tăng trưởng dương ở
mức 0,9%. Xu thế phục hồi tăng trưởng này nếu được củng cố sẽ tác động tích
cực tới trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với châu Âu trong thời gian tới.

Tuy nhiên, những bất ổn trong nền kinh tế châu Âu vẫn hiện hữu và khó có

khả năng cải thiện mạnh mẽ trong trung hạn có thể tiếp tục tác động tiêu cực tới
trao đổi thương mại Trung Quốc - EU. Thắt chặt tài khóa vẫn là xu thế chủ đạo
khiến cầu từ châu Âu khó có khả năng phục hồi mạnh. Cùng với đó, tỉ lệ thất
nghiệp sẽ còn duy trì ở mức cao, đặc biệt đối với thanh niên. Phân hóa trong khả
năng phục hồi tăng trưởng ở các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục khoét sâu
những vấn đề tồn tại trong cơ chế hoạt động, đóng góp và điều tiết kinh tế của
EU. Chủ nghĩa bảo hộ trong khu vực, do vậy, sẽ còn tiếp diễn. Cùng với đó, khả
năng chính trị hóa những vấn đề trong thương mại và đầu tư có thể sẽ cản trở
dòng hàng hóa và dòng vốn từ Trung Quốc tiếp cận với thị trường này.

Khả năng tác động của một số xu hướng trong kinh tế Đông Á

Về thu hút đầu tư, năng suất tăng nhanh và nền tảng kinh tế đã được tích lũy

sau quá trình tăng trưởng cao liên tục giúp Trung Quốc nâng cấp trình độ công
nghệ của nền kinh tế và vươn lên những nấc thang sản xuất có giá trị gia tăng
cao hơn. Tuy vậy, tình hình này chỉ đúng đối với một số khu vực địa lý của nền
kinh tế rộng lớn này (như các cực tăng trưởng nằm dọc duyên hải miền Đông),
trong khi ở sâu trong nội địa và đặc biệt ở các tỉnh miền Tây, trình độ sản xuất
vẫn còn ở mức thấp. Trong khi rõ ràng không còn mặn mà với dòng vốn FDI và
các công nghệ sản xuất “chất lượng thấp” ở các tỉnh miền Đông, chính phủ
Trung Quốc hết sức nỗ lực hướng dòng dịch chuyển này vào các tỉnh nằm sâu
hơn trong nội địa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.