KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 92

Hệ thống ngân hàng Trung Quốc bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự can thiệp của

chính phủ. Sự can thiệp quá lớn của Chính phủ có thể dẫn tới chất lượng tài sản
kém. Mặc dù không có số liệu chính thức về vấn đề này, tuy nhiên nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng nhiều khoản cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước được chính
phủ Trung Quốc chỉ đạo các ngân hàng cho vay ưu đãi (Martin, 2012).

Mặc dù đã cổ phần hóa, nhưng với tỉ lệ sở hữu lớn, chính phủ Trung Quốc
vẫn đóng vai trò “kiểm soát” các ngân hàng thương mại nhà nước.

Mục tiêu ban đầu là cổ phần hóa (doanh nghiệp hóa) và niêm yết. Mặc dù
vậy, có ý kiến cho rằng việc cổ phần hóa và niêm yết của ngân hàng thương
mại nhà nước lớn chưa mang lại những cải cách thực sự (Zhu Min và cộng
sự, 2009).

Niềm tin về việc NHTƯ sẽ bảo lãnh cho tất cả các rủi ro của ngân hàng có
thể làm gia tăng rủi ro đạo đức. Nếu tổn thất xảy ra, cổ đông nhỏ và người
gửi tiền là đối tượng dễ bị tổn thương sẽ chịu tổn thất lớn.

NHẬN XÉT

Hiện tại, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đối mặt với nhiều rủi ro bao gồm rủi

ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro từ cơ cấu quản trị, rủi ro từ suy thoái kinh
tế bên ngoài.

Vấn đề lớn nhất của hệ thống ngân hàng Trung Quốc là tăng trưởng tín dụng

quá mức trong nhiều năm liền. Điều này nếu không kết hợp với một chính sách
đầu tư và quản lý phù hợp thì mặc dù tăng trưởng có thể đạt ở mức khá nhưng về
lâu dài sẽ đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng tăng trưởng nóng dựa trên nguồn vốn
tín dụng.

Khả năng thanh khoản và các vấn đề về huy động tiền gửi của hệ thống ngân

hàng Trung Quốc giảm liên tục cho thấy tính ổn định trong nguồn tiền huy động
của hệ thống ngân hàng không cao, rủi ro thanh khoản đã bắt đầu hiện hữu.

Hoạt động “ngân hàng mờ” đang là vấn đề nổi cộm trong hệ thống ngân hàng

Trung Quốc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.