KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 97

đoạn mới

(3)

. Nhưng từ xuất phát điểm là 10%, để có được con số 50%, công

cuộc đô thị hóa của Trung Quốc đã trải qua một quá trình tương đối chậm. Khi
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới thành lập, mức độ đô thị hóa của
Trung Quốc chỉ là 10,6% và được xếp vào nhóm các quốc gia nông nghiệp. Đến
năm 1978, mức độ đô thị hóa mới tăng lên tới 17,92%, trong thời gian đó còn
xuất hiện hai lần suy giảm quá trình đô thị hóa. Trong gần 30 năm đó, tỉ lệ đô thị
hóa bình quân mỗi năm tăng thêm 0,25%, quá trình đô thị hóa gần như chỉ dậm
chân tại chỗ. Năm 1978, sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, quá
trình đô thị hóa mới có dấu hiệu tiến triển, bình quân mỗi năm tăng lên 1,02%.
Và tới năm 2011 tỉ lệ đô thị hóa lần đầu tiên vượt qua con số 50%. Mặc dù sau
này tốc độ đô thị hóa có tăng, nhưng nhìn tổng thể, kể cả khi GDP Trung Quốc
đã đứng thứ hai thế giới thì mức độ đô thị hóa vẫn còn ở mức thấp, so với quá
trình phát triển kinh tế của nhiều quốc gia còn chưa đồng đều. Đây là vấn đề cơ
bản nhất vào lúc này.

Thông thường, người ta hay quy kết yếu tố chính sách và chế độ là hai nguyên

nhân dẫn đến sự chậm chạp của tăng trưởng kinh tế cũng như quá trình đô thị
hóa: (i) Quy định về đăng ký hộ khẩu được hình thành do đặc thù của tình hình
Trung Quốc trong một thời gian dài. Quy định này thực ra đã tồn tại từ trước khi
nước Trung Quốc mới được thành lập, nhưng chúng đã được bổ sung rất nhiều từ
sau khi nước Trung Quốc mới thành lập, thêm vào đó việc kết hợp cùng chế độ
và chính sách kinh tế khiến cho quy định về đăng ký hộ khẩu vừa trở thành
những điều kiện đảm bảo vừa là những hạn chế cơ bản về quyền lợi kinh tế và
phúc lợi xã hội đối với cư dân các vùng thành thị và nông thôn. Ngày nay, rất
nhiều nội dung của quy định về đăng ký hộ khẩu đã được bãi bỏ hoặc được nới
lỏng, nhưng sự chênh lệch về phúc lợi giữa hai khu vực thành thị và nông thôn
vẫn còn tồn tại. (ii) Việc dân số Trung Quốc ở mức cao trong một thời gian dài
đã thúc đẩy chính phủ đưa ra chính sách kế hoạch hóa gia đình. Chính sách này
có tác dụng rất lớn đối với việc khống chế sự gia tăng nhanh chóng của dân số
Trung Quốc. Tuy nhiên do hiệu quả thực hiện chính sách này giữa các vùng
thành thị và nông thôn không giống nhau, hiệu quả ở các khu vực thành thị luôn
cao hơn so với các vùng nông thôn, dân số khu vực nông thôn vẫn tiếp tục duy
trì ở mức tương đối cao. Hiện nay chính sách kế hoạch hóa gia đình tuy đã có sự
điều chỉnh, nhưng thực tế vẫn tồn tại sự khác nhau về quy luật tăng trưởng dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.