lâu sau đó, do sự tụt dốc của kinh tế quốc dân, chính phủ đã phải có những điều
chỉnh đối với hoạt động kinh tế, bắt đầu ưu tiên lại cho phát triển nông nghiệp.
Chính điều này đã dẫn đến hiện tượng suy giảm đô thị hóa. Sau đó quá trình đô
thị hóa cũng có được những khởi sắc nhất định, nhưng vào thời kỳ Đại cách
mạng văn hóa, do phải tích cực chuẩn bị cho chiến tranh, kết quả là lại tiếp tục
xuất hiện hiện tượng suy giảm đô thị hóa. Sự thay đổi rất nhanh chóng, không ổn
định này của quá trình đô thị hóa, xét về tổng thể, đều do những quyết sách sai
lầm của con người tạo thành, nó cũng mang lại nhiều kết quả tiêu cực cho sự
phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế.
Chiến lược đô thị hóa đối với các thị trấn nhỏ
Sau cách mạng mở cửa, kinh tế nông thôn đã có những thành công bước đầu,
sở hữu một lượng lớn về tiềm lực lao động. Năm 1983, Phí Hiếu Thông – một
nhà nghiên cứu xã hội học nổi tiếng – đã đưa ra báo cáo “Thị trấn nhỏ, vấn đề
lớn”, trong đó xuất phát điểm chủ yếu là đưa ra những hướng đi để giải quyết
vấn đề dư thừa lao động ở các vùng nông thôn, trong đó tư tưởng chủ đạo là
muốn giải quyết vấn đề dư thừa lao động ở nông thôn cần coi các thị trấn nhỏ là
chính, các thị trấn vừa và lớn là phụ. Chính lý do này đã dấy lên trào lưu nghiên
cứu về các thị trấn nhỏ, quan điểm coi các thị trấn nhỏ là nội dung chủ yếu của
đô thị hóa nông thôn đã trở thành quan điểm chủ đạo trong các nghiên cứu vào
thời gian này
. Khi đó tiềm lực tài chính của chính quyền các địa phương còn
thiếu thốn, do vậy không có cách nào để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ngày nay
phát triển các thị trấn nhỏ là một bước đi không thể thiếu để thực hiện thành
công công cuộc đô thị hóa. Hơn nữa, số lao động dư thừa ở các thị trấn nhỏ lên
đến con số 200 triệu người, chỉ dựa vào các thành phố lớn cũng không thể giải
quyết được vấn đề dân nhập cư. Phát triển thị trấn nhỏ là một cầu nối quan trọng
giúp rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; các thị trấn nhỏ có thể có
tác dụng rất nhanh, rất tốt trong việc liên kết hai thị trường thành thị và nông
thôn. Tư tưởng chiến lược này đã nhận được sự hưởng ứng của chính phủ, do đó
cao trào đô thị hóa lần thứ hai của Trung Quốc đã được hình thành. Tuy nhiên
sau khi bước vào thập niên 1990, chiến lược lấy thị trấn nhỏ làm chủ đạo đã bị
một chiến lược mới hơn thay thế. Tuy vậy, chiến lược này vẫn được tiếp tục duy
trì trong quá trình xây dựng nông thôn mới những năm đầu thế kỷ 21.