KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 101

thành nên chiến lược này. Các thành phố có quy mô lớn rõ ràng là có sức hút
mạnh đối với lao động hơn là các thành phố nhỏ, từ đó mang lại những lợi ích
nhất định như cơ hội việc làm nhiều hơn, có tiềm lực lớn hơn để phát triển khoa
học kỹ thuật và có hiệu ứng lan truyền khá lớn tới các vùng, các thành phố khác.
Đặc biệt là các khu vực rất phát triển của Trung Quốc, giữa tỉ lệ đô thị hóa và sự
tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tương quan rõ rệt, nhóm thành phố phát huy
được tác dụng động lực rất lớn và càng ngày càng quan trọng đối với sự tăng
trưởng kinh tế. Cao trào đô thị hóa lần thứ ba được hình thành từ rất nhiều nhân
tố đã tạo ra sự tăng tốc của tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tình hình thực tế cũng
chỉ ra rằng, hiện nay rất nhiều thành phố phát triển ở mức cao kéo theo rất nhiều
“căn bệnh thành phố lớn”

(1)

như giao thông, ô nhiễm nguồn nước ở mức báo

động, ô nhiễm môi trường, v.v… Những vấn đề này buộc chiến lược đô thị hóa
đợt mới phải đối mặt một cách nghiêm túc và cần nỗ lực hơn để giải quyết.

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐÔ THỊ HÓA KIỂU
MỚI

Ở Trung Quốc, khái niệm đô thị hóa hoặc thành thị hóa (urbanization) được

hiểu là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó các nhóm ngành công
nghiệp và dịch vụ dần phát triển vượt trội so với nông nghiệp; cư dân nông thôn
liên tục dịch chuyển về thành thị, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế
phi nông nghiệp. Cùng với điều này, số lượng thành thị sẽ gia tăng, quy mô của
các thành thị được mở rộng, phương thức sản xuất và sinh hoạt ở thành phố dần
lan tỏa đến các vùng nông thôn. Trung Quốc lúc nào cũng đặc biệt nhấn mạnh
cần thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở cả thành phố (city) và các thị trấn (township).
Bởi khái niệm thành phố của Trung Quốc bao gồm ba bộ phận: khu vực nội
thành, khu vực ngoại thành và các vùng nông thôn trực thuộc hai khu vực trên.
Vì vậy “đô thị hóa” tức là chỉ sự “thống nhất năm quá trình”: quá trình gia tăng
không ngừng tỉ lệ dân thành thị, quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành, quá trình
tiêu dùng của cư dân không ngừng được nâng cao, quá trình phát triển và quảng
bá rộng rãi văn minh thành thị tới các vùng nông thôn, và quá trình nâng cao chất
lượng nhân lực.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.