KINH TẾ VIỆT NAM - ĐỊNH HƯỚNG VÀ VIỄN CẢNH PHÁT TRIỂN - Trang 10

kém hiệu quả, thiếu minh bạch và các cơ chế kiểm soát, chế tài hữu hiệu
các trường hợp sai phạm, hoạc kinh doanh kém hiệu quả.
Một trong những cơ chế kiểm soát và chế tài quan trọng được sử dụng
trong nền kinh tế thị trường tại các quốc gia kỹ nghệ hiện nay là khả năng
có thể bị tước quyền
(hostile takeovers): “Việc điều hành kém hiệu quả sẽ
thể hiện qua sự sụt giá chứng khoán. Hệ quả là các nhà đầu tư mới có thể
mua lại công ty (qua cổ phiếu), tiến hành cải thiện quản lý và giá cổ phiếu
bằng cách thay thế nhân sự quản lý. Sự tồn tại của một thị trường chứng
khoán phát triển rất cần thiết cho một cơ chế như vậy hoạt động hiệu quả”

[13]

. Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy đã bắt đầu phát triển nhanh

trong thời gian gần đây, song vẫn còn non trẻ và thiếu ổn định. Hơn thế
nữa, chừng nào nhà nước còn giữ vai trò chi phối các doanh nghiệp cổ phần
hoá, việc hoạch toán kinh doanh vẫn còn thiếu minh bạch và chưa tuân theo
các tiêu chuẩn kế toán, thì các cơ chế được sử dụng rất hiệu quả của nền
kinh tế thị trường nói trên vẫn chưa thể áp dụng thành công vào Việt Nam.
Về Tình trạng công nhân nhanh chóng bán lại cổ phiếu và sự lạm dụng
trong việc định giá doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá
chỉ được
Fredrik đề cập qua, nhưng vấn đề nóng sốt này đang được bài cãi khá nhiều
ở trong nước. Trên tờ Tuổi Trẻ, số ngày 8/4/2007, tiến sĩ Nguyễn Văn Nam
(nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng) đã phân tích: Tiếng là
10-20% nhưng những công nhân lẻ loi liệu có thể đòi được quyền mua
công bằng? Qua 1-2 năm, thậm chí chỉ vài tháng, chỉ còn rất ít người giữ
được “quyền làm chủ” của mình qua việc chiếm giữ cổ phiếu. Hoặc là cổ
phiếu đó được bán tự do, hoặc chính những người lãnh đạo doanh nghiệp
mua, mở đường cho cá nhân nào đấy, có thể là chính lãnh đạo doanh nghiệp
nhà nước sở hữu công ty... Nếu thấy những tài sản ẩn, như bất động sản, vị
trí độc tôn, có thể định giá thấp để sau này mình được lợi, thì họ sẽ tiến
hành cổ phần hoá rất nhanh. Thế là tài sản nhà nước, sau khi cổ phần hoá
xong, thành “của anh, của tôi, của chúng ta”

[14]

. Cụ thể hơn, trên tờ Thời

báo Kinh tế Sài Gòn số ngày 15/4/2007, Nguyên Tấn viết: “chẳng hạn gần
đây nổi lên vụ cổ phần hóa Công ty Intimex (thuộc Bộ Thương mại). Mặc
dù đang quản lý, sử dụng trên 1,2 triệu mét vuông, trong đó có hàng ngàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.