KINH TẾ VIỆT NAM - ĐỊNH HƯỚNG VÀ VIỄN CẢNH PHÁT TRIỂN - Trang 9

cản trở ảnh hưởng các cổ đông của ban lãnh đạo doanh nghiệp đã dẫn đến
hệ quả kinh doanh kém hiệu năng và “thất thoát” tài sản. Tình trạng này
cũng rất phổ biến tại các doanh nghiệp cổ phần hoá ở Việt Nam, do số cổ
đông bên ngoài chỉ chiếm khoảng 24%, không có ảnh hưởng đáng kể đến
các quyết định kinh doanh, và ban lãnh đạo cũ vẫn nắm quyền tại hầu hết
các doanh nghiệp cổ phần hoá. Hiện trạng “bình mới rượu cũ” này đã được
ông Đặng Vỹ nhận định trên tờ VietNamNet số ngày 11/7/2006 như sau:
“Một vấn đề mà TPHCM chưa chỉ ra được, là tình trạng bình mới rượu cũ
thể hiện rõ nhất ở vị trí người lãnh đạo doanh nghiệp. Như đã biết, phần
vốn Nhà nước hiện nay vẫn chiếm giữ 27% vốn điều lệ, như vậy sẽ còn một
số lượng khá lớn doanh nghiệp có vốn Nhà nước chi phối. Thông thường ở
các doanh nghiệp này, người đại diện phần vốn Nhà nước cũng chính là các
giám đốc doanh nghiệp nhà nước trước đây đảm nhận, và phần đông sẽ giữ
vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp cổ phần hoá.
Điều đó tất yếu dẫn đến tư duy điều hành không có gì khác trước.”

[11]

Ngoài ra, kinh nghiệm tại Hungary cũng đã chứng tỏ chủ trương mạnh dạn
khuyến khích cáccông ty nước ngoài mua lại cổ phiếu của các doanh
nghiệp cổ phần hoá là nhân tố quan trọng
cho sự thành công của chương
trình cổ phần hoá và cải tổ doanh nghiệp nhà nước tại quốc gia này

[12]

.

Những công ty nuớc ngoài không những du nhập các thiết bị hiện đại, còn
mở rộng thị trường ra thế giới. Kinh nghiệm của Hungary và của Trung
Quốc chứng tỏ rằng việc đưa nhân sự từ bên ngoài vào guồng máy điều
hành doanh nghiệp cổ phần hoá không những có khả năng tiết chế sự chi
phối của ban điều hành cũ mà còn thổi vào doanh nghiệp luồng gió mới: từ
tri thức, lối nghĩ, đến phương thức điều hành. Tại Việt Nam, số lượng cổ
phiếu do công ty nước ngoài nắm giữ vẫn còn rất khiêm tốn, một phần vì
hầu hết các doanh nghiệp cổ phần hoá cho đến nay có qui mô nhỏ, chưa
thực sự thu hút được nhiều công ty nước ngoài. Hơn nữa, những hạn chế về
tỷ lệ vốn (dưới 49%), nhất là ở lĩnh vực tài chánh (dưới 20%), khiến các
nhà đầu tư phải thận trọng: liệu có thể phó thác nguồn vốn lớn khi việc điều
hành của hầu hết các doanh nghiệp cổ phần hoá vẫn còn chịu sự chi phối
bởi nhà nước, và trình trạng quản lý của doanh nghiệp nhà nước nói chung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.