KINH TẾ VIỆT NAM - ĐỊNH HƯỚNG VÀ VIỄN CẢNH PHÁT TRIỂN - Trang 17

hẹp, tập trung vào các lĩnh vực thiết yếu đến công ích xã hội, là xu hướng
chung trên thế giới hiện nay: tỷ phần kinh tế nhà nước tại các quốc gia đang
phát triển giảm từ 15% vào cuối thập niên 80, xuống còn dưới 5% hiện nay

[28]

.

David nêu lên những thách đố Việt Nam cần phải vượt qua để tiếp tục công
cuộc cải cách thành công và duy trì, tăng tốc mức phát triển - xây dựng nền
giáo dục đa dạng và chất lượng, hữu hiệu hóa DNNN và tiết chế tham vọng
đầu tư vào khu vực công: “Nếu doanh nghiệp nhà nước càng mở rộng, việc
khống chế nạn tham nhũng sẽ càng khó khăn”.
Hai thách đố khác cũng là những vấn đề rất hệ trọng, sẽ được khai triển
thêm để kết thúc cho bài viết:
Xuyên suốt quá trình cải cách và phát triển, David cho rằng giới lãnh đạo
Việt Nam đã không bị bế tắc (stuck) nhưng giằng co (torn) giữa các khuynh
hướng cải cách. Những quyết định quan trọng mở cửa theo chiều hướng
kinh tế thị trường cho thấy khuynh hướng cải cách đã thắng thế, tạo ra được
những chuyển biến và hướng đi tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. “Nhưng
Việt Nam hình như đang gặp khó khăn trong việc đẩy mạnh cuộc cải cách
đang trên đà tiến triển, một phần do e ngại việc tư nhân hóa nhanh chóng có
thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm về chính trị, thậm chí về cả phương
diện kinh tế”. Sâu xa hơn, sự khó khăn của công cuộc cải cách kinh tế hiện
nay còn gay go hơn vì nó liên hệ đến quyền lợi của một bộ phận quan trọng
của các viên chức có quyền thế, như David đã nhận định: “Những khó khăn
không phải do địa phương hoặc công nhân, nhưng chính từ các Bộ và
thành phần lãnh đạo cao cấp. Họ không chỉ muốn hưu bổng đủ để sống
thoải mái, mà muốn cả vương quốc (empire). Và họ sẽ quyết chiến để dành
phần trong đầu tư nhà nước

[29]

. Các nghiên cứu đều cho thấy có mối

liên hệ dây mơ rễ má giữa cộng đồng doanh nhiệp tư và một số viên chức
có quyền thế mà ông Lê Đăng Doanh gọi nôm na là “sân sau”. Với các
quan hệ đặc biệt giữa hai nhóm này, David cảnh báo, các công ty sân sau sẽ
được hưởng ưu đãi, có khả năng lớn mạnh, tiến tới chiếm độc quyền. Sự
chuyển đổi từ độc quyền nhà nước sang độc quyền tư nhân dưới dạng thức
ẩn náu này sẽ rất khó cho WTO nhận dạng và đối phó, và nó đã từng gây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.