KINH TẾ VIỆT NAM - ĐỊNH HƯỚNG VÀ VIỄN CẢNH PHÁT TRIỂN - Trang 21

Trần Bình

Kinh tế Việt Nam - Định hướng và viễn cảnh phát triển

Những chuyển biến theo chiều hướng kinh tế thị trường từ cuối thập niên
80 là yếu tố quyết định đưa nền kinh tế Việt Nam từ trình trạng suy thoái
hầu như kiệt quệ, trở thành một trong những quốc gia có mức tăng trưởng
kinh tế cao hàng đầu trong nhóm các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên,
xuyên suốt quá trình cải cách, một yếu tố quan trọng đã lội ngược dòng của
nền kinh tế thị trường, đó là vai trò chi phối của các doanh nghiệp nhà
nước. Việt Nam đồng thời lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kinh tế tư
nhân trong tiến trình phát triển. Trên tờ VNExpress số ngày 28/1/2006, Bộ
Trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã công bố vốn đầu tư từ khu
vực kinh tế tư nhân (trong nước) dự trù cho kế hoạch phát triển kinh tế 5
năm sẽ tăng từ 32% năm 2005, lên 54% cho giai đoạn 2006-2010

[1]

. Vậy

câu hỏi cần được đặt ra là liệu nền kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa” –
doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, và nền kinh tế thị trường - kinh
tế tư nhân là động lực cho sự phát triển, có thể cùng sánh vai song hành?
Hay đây là chánh sách dựa trên một nghịch lý, có nguy cơ làm trì trệ đà
phát triển khá thuận lợi hiện nay?
Vấn đề này đã được bàn thảo khá nhiều gần đây, nhân dịp chính sách đổi
mới được tròn 20 tuổi. Ba trong số những bài viết liên hệ đến đề tài trên sẽ
được tham khảo và làm nền cho bài viết: tài liệu nghiên cứu của Chương
trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) “Nhà nước với tư cách nhà đầu tư:
Cổ phần hoá, Tư nhân hoá và Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước tại Việt
Nam” ấn hành tháng 10/2006

[2]

, tiểu luận “Các doanh nghiệp nhà nước

và chương trình cổ phần hoá tại Việt Nam” của giáo sư Fredrik Sjoholm ấn
hành tháng 8/2006

[3]

, và bài tham luận “Nỗi lo sợ bay bổng: Vì sao công

cuộc cải cách tại Việt Nam lại khó được chấp nhận đến thế? ” của giáo sư
David Dapice đọc trong cuộc thảo luận bàn tròn ngày 15 và 16 tháng
6/2006 tại Hà Nội

[4]

. Nhóm thực hiện nghiên cứu UNDP, giáo sư Fredrik

(Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Thụy Điển), và giáo sư David Dapice
(chuyên gia của chương trình nghiên cứu Việt Nam thuộc trường Quản lý
Nhà nước J. F. Kennedy Đại học Harvard) đều đã có nhiều năm nghiên cứu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.