các vấn đề kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, các phân tích của các nhà nghiên
cứu, nhà quản trị, tư vấn trong nước cũng được trích dẫn hầu phản ảnh các
góc nhìn khác nhau, và cũng để làm sáng tỏ, bổ sung những dữ kiện và
nhận định của các chuyên gia kinh tế dưới góc độ của nhà nghiên cứu nước
ngoài.
I. Bối cảnh
Theo sự phân tích của tài liệu UNDP, nền kinh tế của Việt Nam vào những
năm 80 được phân cấp không chính thức; hoạt động của các doanh nghiệp
nhà nước tương đối tự chủ, dẫn đến trình trạng tự phát, phá rào, thất thoát
tài sản, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền trung ương. Khi chính
sách bao cấp chính thức bị khai tử qua đại hội Đảng năm 1986, chính phủ
trung ương bắt đầu thực hiện chương trình cải cách: thanh lý và sáp nhập
các doanh nghiệp thua lỗ, lấy hạch toán dựa trên lỗ lãi thay thế cho các mục
tiêu sản lượng. Đến đầu thập niên 90, chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp
nhà nước đã đi xa hơn qua chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp, song
song với việc thành lập các tổng công ty.
Những nỗ lực này được nhóm nghiên cứu UNDP mô tả như “một cố gắng
để cải thiện năng lực kinh tế và cũng là biện pháp qua đó chính phủ trung
ương có thể phá bỏ quyền lực của chính quyền các cấp mà trước đó đã sử
dụng những doanh nghiệp nhà nước nhỏ như công cụ làm thất thoát tài sản
và thu lợi riêng tư từ các ưu đãi của nhà nước”
. Vai trò của nhà nước
từ đó đã chuyển “từ quản lý trực tiếp tài sản nhà nước sang tập trung vào
quản lý đầu tư ”, theo đó nhà nước sẽ có ảnh hưởng đối với các doanh
nghiệp nhà nước theo những qui định áp dụng chung cho tất cả các cổ đông
khác như đã qui định theo luật doanh nghiệp. Nội dung các nghị định và
cuộc điều tra các doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hải Phòng đều cho
thấy nhà nước đã thực hiện chủ trương “giữ lại các công ty lớn, bỏ các công
ty nhỏ”, một kế hoạch mang nhiều nét tương đồng và diễn ra hầu như cùng
thời kỳ với chính sách “nắm cái lớn và buông cái nhỏ” của Trung Quốc.
Vào năm 1991, tổng số doanh nghiệp nhà nước lên đến 12 ngàn. Con số
này giảm xuống còn phân nửa năm 1994, với khoảng 3000 doanh nghiệp bị