KINH TẾ VIỆT NAM - ĐỊNH HƯỚNG VÀ VIỄN CẢNH PHÁT TRIỂN - Trang 6

giải thể và 2000 sáp nhập thành công ty nhà nước khác. Đến năm 2005,
tổng số doanh nghiệp nhà nước chỉ còn khoảng 3200. Chương trình cổ
phần hoá khởi đầu năm 1992, nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh từ năm
2000 với khoảng 2600 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Tuy nhiên, theo
Fredrick, vì tuyệt đại đa số các doanh nghiệp nhà nước bị thanh lý, sáp
nhập và cổ phần hóa có qui mô nhỏ, đồng thời số lượng các doanh nghiệp
nhà nước qui mô lớn ngày một gia tăng
(bảng 1), vai trò chi phối của các
doanh nghiệp nhà nước không hề suy giảm
, thể hiện qua tỷ phần sản lượng
của các doanh nghiệp nhà nước trên tổng sản lượng nội địa hầu như không
thay đổi (bảng 2).
Nội dung các nghị định cho thấy việc lựa chọn các ngành chiến lược
thường dựa trên qui mô và khả năng nộp ngân sách của các doanh nghiệp.
100 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất chiếm hơn một nửa nguồn thu ngân
sách, 1/3 lợi nhuận trước thuế, và chỉ khoảng 1/3 tổng số nợ:

Nhận định được tầm quan trọng của chánh sách cải cách doanh nghiệp nhà
nước không những quyết định hiệu năng của khu vực kinh tế nhà nước, mà
còn ảnh hưởng sâu xa đến hoạt động và sự phát triển của các thành phần
kinh tế khác, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, các nhà nghiên cứu đã dày
công tìm hiểu các đặc điểm, mục tiêu của chánh sách cải cách, cả về mặt lý
thuyết lẫn thực hành qua những cuộc điều tra, phân tích và đánh giá hiệu
quả của việc thực thi chính sách; đồng thời đối chiếu với kinh nghiệm của
các quốc gia đã và đang thực hiện chương trình cổ phần hoá và hữu hiệu
hoá các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, truy nguyên động lực và thẩm
định hiệu năng của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò
chủ đạo cũng là những vấn đề quan trọng đã được bàn thảo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.