nhìn của mình. Trường hợp của ông có thể là bài học bổ ích cho
các doanh nhân thời nay: tuyệt đối trung thành với mục tiêu,
bất chấp mọi khó khăn, trở ngại và nghi ngờ.
Jesus, con trai của một người thợ mộc, sinh ra trong máng cỏ, đã
đứng lên lãnh đạo một tôn giáo có đông tín đồ nhất thế giới.
Kỹ năng giao tiếp của Jesus thật tuyệt vời. Ông có thể truyền bá
các tư tưởng mới mang tính cách mạng đầy thuyết phục bằng
cách sử dụng các câu tục ngữ hoặc dụ ngôn thay vì giải thích trực
tiếp và ông có thể trả lời những câu hỏi bẫy của Pontius Pilate mà
không hề thể hiện rằng mình đã phản bội La Mã hoặc đang cố
gắng thể hiện trước mặt những tín đồ của mình. (Pilate hỏi:
“Ngài là Đức vua của dân Do Thái?” Jesus trả lời: “Ngài nói tôi là
Đức vua của họ.”) Bài Thuyết pháp trên Núi là một ví dụ điển
hình về kỹ năng khuyến khích, không chỉ tác động đến một
nhóm nhỏ mà là hàng triệu người trong hàng triệu nhóm người từ
đó tới nay
Kinh Thánh nói rất nhiều về những con người này cũng như
những nhà lãnh đạo khác − những nhà vua, nhà tiên tri, các chiến
binh, các vị tham mưu và những người biết nhìn xa trông rộng. Đây
là chuyện tiên đoán đúng và sai, những của cải được và mất, những
tổ chức ra đời và sụp đổ. Người ta có thể còn ngờ vực tính nguyên bản
của Kinh Thánh, nhưng những bài học và câu chuyện trong cuốn
Kinh Thánh này đã được coi là những nguyên mẫu chung có ảnh
hưởng lớn tới cung cách con người chúng ta sinh sống theo một mức
độ tâm lý, tôn giáo và biểu tượng sâu sắc.
Vậy tại sao chúng ta lại không áp dụng sự thông thái về lãnh đạo
trong cuốn Kinh Thánh này vào kinh doanh? Tôi viết cuốn sách
này chỉ vì mục đích đó, xem xét lại những “câu chuyện” thu hút nhất
trong Kinh Thánh và so sánh với những thách thức mà một số nhà
lãnh đạo doanh nghiệp thành công nhất hiện nay phải đối mặt và