bằng và thuyết một thần để bước vào con đường lầm lạc và tôn
thờ nhiều thần thánh. Các môn đồ thì truyền bá lý tưởng của một
con người đã từng bị Hoàng đế La Mã đóng đinh với tội danh nổi
loạn và làm phản, với những tư tưởng hoàn toàn chống đối với hệ tư
tưởng tôn giáo chính thống ở Jerusalem.
Chính vì lý do này, các nhà tiên tri và các môn đồ cần nhiều
sức mạnh của mục tiêu hơn những công dân Palestin bình thường,
những người chỉ “theo xu hướng chung”, chẳng cần biết đó là
thuyết một thần, thuyết tôn thờ thần thánh, hay phục tùng (dù là
thật hay vờ) những thế lực cao hơn − quan lại địa phương hay nước
ngoài. Môn đồ Paul đã cho chúng ta thấy những ví dụ cảm động về
sức mạnh của mục tiêu:
Nhưng có một điều ta sẽ làm: Quên đi những điều đã qua và
hướng về phía trước, ta mong mỏi đạt tới mục đích. (Phil. 3:12-14)
Do vậy chúng ta không hề mất can đảm. Mặc dù có vẻ như chúng
ta đang héo mòn đi, nhưng thực ra ngày lại ngày chúng ta đang
được phục hồi. Vì vậy, chúng ta không hướng mắt vào những gì
chúng ta nhìn thấy, mà vào những gì chúng ta không thấy được...
Chúng ta dấn thân vào khó khăn, thử thách, thất bại, và cả
những điều tốt lành. (2 Cor. 4)
Lúc đó chẳng có môn đồ nào thấy vui vẻ, mà chỉ có khổ đau.
Tuy nhiên sau đó, những khó khăn đó đã được đền bù bằng sự
công bằng và hòa bình cho những con người đã được rèn luyện. Do
vậy, hãy mạnh mẽ trên cánh tay yếu ớt và đôi chân yếu đuối của
ngươi. (Heb. 12:11-12)
Thời nay các nhà lãnh đạo có thể không gặp phải những thương
tổn về con người và bị cái chết đe dọa như những nhà tiên tri và các
môn đồ của Chúa, nhưng một nhà quản lý hay một giám đốc điều