hành cũng không thiếu những trở ngại dễ khiến họ nản lòng. Nếu
không có mục tiêu, họ rất dễ bị những trở ngại này đánh bại.
Gordon Bethune tiếp quản Hãng hàng không Continental
Airlines trong thời kỳ hãng này đang rất cần một “nhà tiên tri” và
một “đấng cứu thế.” Lúc đó, hãng này được xếp vào hạng hoạt
động tồi tệ nhất trong ngành hàng không. Tổ chức của họ “mất
phương hướng.” Các phi công bay với tốc độ chậm và hà tiện trong
việc sử dụng máy điều hòa không khí để tiết kiệm nhiên liệu,
khiến cho tiếng tăm về việc muộn giờ của họ trở nên còn tồi tệ
hơn, khiến cho khách hàng bị “muộn giờ, nóng bức và cáu giận.”
Bethune nhanh chóng lấy lại mục tiêu cho họ. Ông đề ra mức
thưởng 65 đô la một tháng cho mỗi nhân viên nếu họ thực hiện công
việc đúng giờ hơn. Có vẻ như đây chỉ là một phần thưởng mang tính
tượng trưng, nhưng đó là những gì nhân viên cần − một biểu tượng
của mục tiêu, chứ không chỉ là “thêm tiền.” Các nhân viên biết họ
phải làm gì để khiến Continental trở thành một hãng hàng không
“đúng giờ”, họ chỉ cần sự chỉ đạo để làm việc. Chỉ trong vài tháng,
Continental đã trở thành hãng hàng không nổi tiếng nhất trong
ngành về việc đúng giờ.
Buthune nhận định rằng chung quy chỉ là nhờ sự thống nhất
mục tiêu. “Chẳng có máy móc tự động nào giúp bạn thành công. Bạn
không thể rời mắt khỏi trái bóng. Tin tốt lành là chừng nào bạn còn
chưa quên thì việc giữ vững hoạt động là một việc khá đơn giản.”
Có thể là “đơn giản”, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Bethune đã phải để phần lớn đội ngũ quản lý ra đi, phải vượt qua
rất nhiều ý kiến tiêu cực và những lời nhạo báng cay độc và phải
thay đổi hoàn toàn văn hóa kinh doanh của Continental. Continental
trở thành một hãng hàng không thịnh vượng có tiếng về hoạt động
đúng giờ giấc.