1.3 KINH PHẬT TỰ THUYẾT
(Udàna: Cảm Hứng Ngữ)
GIỚI THIỆU KINH PHẬT TỰ THUYẾT
(Udàna)
Hoà Thượng
Thích Minh Châu
K
inh Udàna, được dịch là Phật tự thuyết kinh, nghĩa là những kinh này đức Phật tự nói, do cảm xúc
mạnh đột khởi, không ai thỉnh Phật thuyết. Cũng có khi dịch là "Vô vấn tự thuyết", nghĩa là không có
người hỏi đức Phật tự nói. Có khi được dịch là "Những lời cảm hứng", nghĩa là lời nói đột khởi, do cảm
xúc mạnh thúc đẩy, khi đức Phật tự mình chứng kiến những sự việc xảy ra xung quanh. Theo tập
Upanishads, chữ Udàna có nghĩa là các hơi thở sinh mệnh (pràna, apàna, sumàna, vyàna, udàna), ở trung
tâm cổ họng được phát ra.
Tập này gồm tám chương. Mỗi chương có 10 kinh. Như vậy có tám mươi kinh tất cả. Ðể tiện tìm kiếm,
khi viết "I, 2" thời hiểu là chương I, kinh số 2; khi ghi "IV, 7", thời hiểu là chương IV kinh 7 v.v... Mỗi
kinh gồm hai phần, phần đầu văn xuôi, ghi nhận một câu chuyện do đức Phật chứng kiến hay do các tỷ
kheo kể lại, và phần thứ hai là lời cảm hứng của đức Phật, phần lớn là bằng những bài kệ (gàthà), chỉ có
1, 2 bài kinh Udàna được chép bằng văn xuôi.
Trước hết là một số kinh do liên hệ đến đời sống của đức Phật, như ba kinh đầu, Phẩm Bồ Ðề diễn tả
đức Phật khi mới thành đạo, ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Ðề, suy tưởng đến lý 12 nhân duyên, thuận
chiều và nghịch chiều rồi nói lên cảm hứng. (xem I. 1, 2, 3). Kinh II, 1 nói đến tích đức Phật ngồi nhập
định gặp mưa to gió lớn, có con rắn Mucalinda quấn thân mình chung quanh đức Phật để che chở cho
Ngài. Kinh IV, 5 đề cập đến tích đức Phật bị các vị xuất gia, tại gia, vua chúa đến làm phiền nhiễu nên
Ngài bỏ đi vào núi một mình và sống với một con voi, con voi này cũng bị đàn voi quấy rầy nên đến
sống một mình với đức Phật. Sự tích khi đức Phật từ bỏ thọ hành và tuyên bố sau ba tháng sẽ nhập Niết
bàn được kinh VI, 1 diễn tả. Và cũng được diễn tả là bữa cơm cuối cùng do thợ rèn Cunda cúng dường
đức Phật. Sau bữa cơm ấy, đức Phật nhuốm bệnh và không bao lâu đức Phật nhập Niết bàn. Những sự
tích trên giúp chúng ta có thêm một số tài liệu về lịch sử đức Phật.
Song song với các sự tích về đời sống đức Phật, tập Udàna nói đến khá nhiều về các đệ tử của đức Phật,
như Sàriputta, Moggallàna, Kaccàna, Subbùti, Mahakassapa, Nanda... Mahakassapa bị bệnh tu định luôn
7 ngày để trị bệnh (Kinh III, 7); Nanda ban đầu mê các tiên nữ nên tu hành, sau bị các đồng Phạm hạnh
chỉ trích nên tinh tấn tu hành chứng được quả A la hán (III, 2); Sàriputta ngồi nhập định bị quỷ Dạ xoa
đánh trên đầu (IV. 4, 7); 500 tỷ kheo do Yasoja cầm đầu làm ồn bị đức Phật đuổi đi, sau tinh tấn tu hành,
chứng được quả A la hán (III, 3). Ðức Phật khen tôn giả Lakunlaka Bhaddiya trong dung sắc xấu xí
nhưng đã chứng quả giải thoát (VII, 5) Tôn giả Dabba Mallaputta nhập định hỏa giới tự thiêu trước
chúng Tăng, không để lại tro tàn gì (VIII, 9, 10).
Tiếp đến là các đệ tử tại gia, như nữ cư sĩ Visàkhà hai lần đến yết kiến đức Phật, một lần vì có sự việc
cần phải giải quyết với Vua Pasenadi (II, 9), một lần có đứa cháu trai chết nên đến báo cáo đức Phật
(VIII, 8). Sự tích 500 cung nữ của Vua Udena, trong ấy có Sàmavati bị chết thiêu cũng được đề cập.
Vua Pasenadi nước Kosala được nói đến nhiều lần và một lần vua hỏi đức Phật có thể biết được các
người tu hành có chứng quả hay không, thời đức Phật trả lời với những người như Vua Pasenadi sống
trong dục lạc, khó lòng biết được quả chứng của các nhà tu hành (VI, 2).
Bao giờ cũng vậy, giữa đức Phật và các ngoại đạo cũng có những va chạm, những xung khắc, và các
tích này được nghe nhận khá nhiều trong tập Udàna. Trước hết là sự kiện khi Như Lai chưa xuất hiện
thời các ngoại đạo được quần chúng cung kính cúng dường, nhưng khi Như Lai xuất hiện, thời sự cung
kính cúng dường bị chấm dứt (Vi, 9; II, 9). Cũng vì vậy, ngoại đạo thù hằn đức Phật và chúng Tăng, giết
kỹ nữ tên Sundarì đem chôn ở Jetavana để vu oan cho chúng Tăng (IV, 8). Và dân chúng ở Thùma do
Page 48 of 408
Tiểu Bộ Kinh - Tập I