Dục và ái đã có mặt, thời có sanh y, có sự tiếp nối một đời sống, nên có sanh y là có đau khổ :
"Giữa làng, tại núi rừng,
Cảm thọ khổ và lạc,
Chớ quy về tự mình,
Chớ quy về người khác.
Các xúc được cảm thọ,
Là do duyên sanh y.
Với vị không sanh y,
Do đâu, xúc cảm thọ?!" (II, 4)
Khi đức Phật từ bỏ thọ hành (VI, 1) Ngài muốn cắt đứt mọi hành động sanh hữu :
"Bậc ẩn sĩ từ bỏ,
Các hành động sanh hữu,
Sanh hữu có cân lượng,
Sanh hữu không có cân lượng.
Ưa thích hướng nội tâm,
Thật định tỉnh an tịnh,
Phá đổ ngã sanh hữu,
Như cởi thoát áo giáp."
Trong những kinh, đức Phật tán thán các đệ tử tu thiền định vì đó là con đường đưa đến giải thoát.
Trong kinh III, 5, Ngài Mục Kiền Liên ngồi thiền định tu thân hành niệm được đức Phật nói lên cảm
hứng :
"Thân hành niệm an lập,
Sáu xúc xứ chế ngự,
Tỷ kheo thường thiền định,
Tự chứng tri Niết bàn."
Trong kinh III, 4, Ngài Xá Lợi Phật ngồi thiền định, để niệm trước mặt, không xa Thế Tôn bao nhiêu và
Thế Tôn nói lên lời cảm hứng :
"Như ngọn núi bằng đá,
Không động khéo an trú,
Cũng vậy vị tỷ kheo,
Ðoạn diệt được ngu si,
Như ngọn núi bằng đá,
Không có bị giao động."
Ngài Tu Bồ Ðề (Sudhùti), tu định không tầm (avitakkam samàdhim) và được Thế Tôn tán thán và nói
lời cảm hứng :
"Với ai tâm quét sạch,
Nội tâm khéo cắt đứt,
Không còn chút dư tàn,
Vượt qua ái nhiễm ấy.
Ðạt được tưởng vô sắc,
Vượt khỏi bốn ách nạn,
Page 50 of 408
Tiểu Bộ Kinh - Tập I