KINH TIỂU BỘ - TẬP 1 - Trang 51

Không đi đến thọ sanh". (Kinh VI, 7)

Nhưng đức Phật ấy nhận thấy đối với chúng sanh, khó thấy là vô ngã, khó thấy là sự thật. Nên đức Phật
thường dạy cho các đệ tử một cái nhìn "vô ngã":

"Trên dưới, khắp tất cả

Ðược giải thoát hoàn toàn,
Không còn có tùy quán

"Cái này chính là tôi".
Giải thoát vậy vượt giòng,
Trước chưa từng vượt qua,

Không còn có rơi rớt.
Vào sanh tử thọ sanh".

Mục đích cuối cùng của sự tu hành là giải thoát Niết bàn và trong tập Udàna có nhiều kinh và lời cảm

hứng đề cập đến trạng thái Niết bàn, một trạng thái khó lấy danh từ để diễn tả.

Bàhiya Darucìriya tu tập, tưởng mình đã chứng quả A la hán nhờ đức Phật dạy cho:

"Vậy này Bàhiya, ngươi cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy. Trong
cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri,
sẽ chỉ là cái thức tri... Như vậy, này Bàhiya, nhà ngươi cần phải học tập. Vì rằng, này

Bàhiya, như với ngươi, trong thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe, trong cái
thọ tưởng sẽ chỉ là cái thọ tưởng, trong cái thức tri sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiya,

ngươi không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya ngươi không là chỗ ấy. Do vậy, này Bàhiya,
ngươi không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ

đau" (Kinh I, 10).

Ðoạn sau đây cũng là đoạn diễn tả Niết bàn trong lời cảm hứng bằng văn xuôi (VIII, 1).

"Này các tỷ kheo, có xứ này (Ayatana), tại đấy không có đất, không có nước, không có lửa,
không có gió; không có hư không vô biên xứ; không có thức vô biên xứ; không có vô sở
hữu xứ; không có phi tưởng phi phi tưởng xứ, không có đời này; không có đời sau, không

có cả hai mặt trăng mặt trời. Do vậy, này các tỷ kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có
đi, không có trú, không có diệt, không có sanh, không có an trú, không có chuyển vận,

không có sở duyên. Ðây là sự đoạn tận khổ đau."

Ðoạn tiếp cũng diễn tả trạng thái Niết bàn:

"Này các tỷ kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi. Này các
tỷ kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thời ở
đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các tỷ

kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự
xuất ly khỏi sự sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi". (VIII, 3)

Ðây cũng là lời cảm hứng của Phật về trạng thái Niết bàn giải thoát:

"Cái gì có nương tựa, cái ấy có giao động, cái gì không nương tựa, cái ấy không giao động.

Không có giao động thời có khinh an. Có khinh an thời không có thiên về. Không có thiên
về, thời không có đến và đi. Không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Không có diệt

Page 51 of 408

Tiểu Bộ Kinh - Tập I

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.