KINH TIỂU BỘ - TẬP 3 - Trang 21

16. Như vật hiền giống tốt
Với sừng, kéo cái cày,
Ði đứng không mệt nhọc,
Cũng vậy, ta ngày đêm,
Ði đứng không mệt nhọc,
Ðược lạc không thế vật
.

(XVII) Dàsaka (Thera. 4)

Do nghiệp của mình, ngài sanh vào thời dức Phật hiện tại, con của một
người nô lệ của Anàthapindika, và được giao việc gác cửa vào tịnh xá
Jetavana. Ðược nghe đức tánh và nguyện vọng của ngài, ông Anàthapindika
giải thoát cho ngài khỏi vòng nô lệ và ngài nói ngài sẽ sung sướng nếu được
xuất gia. Do vậy, ngài được xuất gia ngay. Nhưng khi được xuất gia, ngài trở
thành biếng nhác, thụ động, tiêu cực, không chịu cố gắng để thoát khỏi sanh
tử, và ngủ quá nhiều sau các bữa ăn. Khi đến thời thuyết pháp, ngài lựa một
chỗ ngoài vòng Tăng chúng, tìm một góc và ngồi ngáy. Thế Tôn nghĩ đến
việc làm trước của ngài, nên nói lên bài kệ này để khích lệ ngài:

17. Ai hôn trầm, ăn nhiều,
Nằm ngủ, lăn qua lại,
Như heo lớn, ăn no,
Kẻ ngu tiếp thai sanh
.

Khi nghe vậy, Dasaka trở thành dao động hốt hoảng và phát triển thiền quán
và chứng quả A-la-hán. Rồi ngài suy nghĩ: 'Bài kệ của Thế Tôn đã khích lệ
ta nhiều' và ngài nói lại bài kệ này. Như vậy, dầu cho bài kệ chống đối ăn
nhiều, bài kệ trở thành lời tuyên bố về chánh trí của ngài.

(XVIII) Singàlar-Pitar (Thera. 5)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong gia đình giàu có ở Sàvatthi, lập
gia đình và đặt tên con là Singàlaka và tự mình được gọi là Singàla-pitar
(cha của Singàla). Về sau ngài từ bỏ gia đình và xuất gia. Thế Tôn biết được
căn cơ xu hướng của ngài, dạy ngài đề tài thiền quán là bộ xương người.
Dùng đề tài này để thiền quán, ngài sống giữa các dòng họ Thích-ca ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.