KINH TIỂU BỘ - TẬP 3 - Trang 277

1014. Trưởng lão chuyển pháp luân,
Bậc đại trí, thiền định,
Như đất, nước và lửa,
Không tham không ghét bỏ.

1015. Ðạt được tuệ tối thắng,
Ðại giác, đại Mâu-ni,
Không chậm, tỏ chậm chạp
Thường sống thật thanh lương.

Ðể nêu rõ bổn phận của ngài đã làm xong, ngài nói:

1016. Ta hầu hạ Bổn Sư,
Lời Phật dạy làm xong,
Gánh nặng đã đặt xuống,
Gốc sanh hữu nhổ sạch
.

Và khi ngài sắp nhận Niết-bàn, ngài giảng dạy các Tỷ-kheo đang họp xung
quanh ngài như sau:

1017. Tinh cần, chớ phóng dật,
Ðây lời giáo huấn ta!
Ta sẽ nhập Niết-bàn,
Ta thoát mọi sanh y.

(XXLX) Ananda (Thera. 91)

Trong thời đức Phật tại thế, ngài sanh trong gia đình Thích-ca Amitedana. Vì
các bà con nói ngài sanh đem hoan hỷ cho gia đình, nên được đặt tên là
Ananda (Khánh Hỷ). Khi lớn lên, các sự kiện xuất gia, giác ngộ, chuyển
Pháp luân được diễn ra, và sau khi Thế Tôn viếng thăm Kapilavatthu, ngài
xuất gia với Bhaddiya và các người khác và được Thế Tôn thế độ cho. Sau
khi nghe bài thuyết pháp của Punna Mantàni, ngài chứng được Sơ quả.

Trong hai mươi năm đầu, Thế Tôn không có thị giả riêng, khi thì
Nàgasamàla, khi thì Nàgita, khi thì Upavàna, Sunakkhatta, Sa-di Cunda,
Sàgata, Meghiya
. Thế Tôn không có lựa chọn ai làm thị giả đặc biệt. Sau
Thế Tôn khi đã năm mươi sáu tuổi, gợi ý muốn có một thị giả thường trực,
có Tỷ-kheo đề nghị Ananda Ananda chỉ nhận lời nếu Thế Tôn chịu từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.