trực. Khi đi khất thực, ngài thấy một người làm tên, dùng dụng cụ làm cho
cây tên được ngay thẳng, ngài suy nghĩ: 'Những người này còn làm cho một
cây tên ngay thẳng'. Ngài quay về, ngồi nghỉ trưa, phát triển thiền quán. Và
ngài thấy đức Phật hiện ra trước mặt ngài, ngồi trên hư không, và dạy ngài
với bài kệ này:
29. Thầy hay làm tự ngã,
Ðược thấm nhuần hướng thượng,
Như người thợ cung tên
Làm cây tên ngay thẳng,
Hãy làm tâm ngay thẳng,
Hỡi này Ha-ri-ta!
Hãy chặt đứt vô minh.
Nghe Thế Tôn dạy, ngài phát triển thiền quán, và không bao lâu trở thành vị
A-la-hán. Ngài liền nói lên bài kệ này như lời tuyên bố chánh trí của ngài.
(XXX) Ittiya (Thera. 5)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sàvatthi con trai một Bà-la-môn,
và xuất gia để tìm đời sống bất tử, trở thành một du sĩ ngoại đạo. Một ngày
kia, trong khi bộ hành ngài gặp Thế Tôn đang thuyết pháp và ngài xin xuất
gia. Vì giới hạnh ngài không thanh tịnh, nên ngài không đạt được Thánh
quả. Thấy các Tỷ-kheo khác nói lên chánh trí của mình, ngài xin Thế Tôn
một bài học tóm tắt. Ðức Phật trả lời ngài phải làm cho thanh tịnh nếp sống
căn bản và đức Phật dạy ngài về nếp sống căn bản một cách tóm tắt, Ittiya
học tập bài học này, phát triển thiền quán, nhưng rồi bị bệnh. Trong sự cố
gắng tối hậu, ngài chứng được quả A-la-hán. Vì ngài chứng được Thánh quả
trước những trở ngại lớn như vậy, ngài nói lên chánh trí của ngài liên hệ đến
cơn bệnh của ngài:
30. Trong khi ta lâm bệnh,
Niệm khởi lên nơi ta,
Trong khi ta lâm bệnh,
Không phải thời phóng dật.
Phẩm Bốn