Rồi Thế Tôn, ngồi giữa đại chúng Tỷ-kheo, xác nhận ngài là Tỷ-kheo ở rừng
đệ nhất.
Một thời khác, ngài đi đến làng sanh quán, đem ba người cháu trai là con trai
của ba người chị Càlà, Upacàlà, Sisùpacàlà, cũng tên là Càlà, Upacàlà và
Sisùpacàlà cho chúng xuất gia. Một hôm ngài bị ốm và Sàriputta đi đến
thăm, Revata muốn dạy cho ba người cháu chớ có phóng dật, nên khi thấy
Sàriputta từ xa đến, bèn nói lên bài kệ:
42. Hỡi này cháu Càlà,
Này Upacàlà,
Sisùpacàlà,
Hãy sống, trú chánh niệm,
Vị đang đến các con,
Như vị bắn chẻ tóc.
(XLIII) Sumangala (Thera. 7)
Ngài sanh ở tại một làng nhỏ, gần Sàvatthi, trong một gia đình nghèo khó.
Lớn lên, ngài tự nuôi sống giữa đồng ruộng, với cái liềm, cái cuốc và cái
cày. Một hôm vua Pasenadi cúng dường đức Phật với chư Tăng và ngài đi
đến. đem theo sữa và bơ cùng với các người làm công khác. Khi thấy các
Tăng, Ni được cung kính cúng dường, ngài nghĩ các Tăng, Ni này sống
trong các nhà cửa được che kín và mặc các y phục tốt đẹp và ngài xin xuất
gia để hưởng những tiện nghi này. Một Trưởng lão Tăng vì lòng từ chấp
nhận ngài được xuất gia, cho ngài một đề tài tu hành và bảo ngài đi vào rừng
để tu tập. Nhưng trong hạnh độc cư, ngài cảm thấy buồn bã chán nản và đi
về lại làng của mình. Khi về, ngài thấy các dân quê cày bừa với áo quần
nhớp nhúa, đầy bụi bặm và bị nóng bức. Thấy vậy, ngài trở lại tu tập, đi đến
dưới gốc cây, tu tập thiền định, sống cô độc, phát triển thiền quán. Cuối
cùng, ngài chứng được quả A-la-hán. Ðể nói lên sự giải thoát khỏi nỗi khổ
cuộc đời, ngài thốt lên bài kệ này:
43. Khéo thoát! Ôi khéo thoát!
Thật sự ta khéo thoát,
Thoát ba sự cong queo,
Ta thoát cong với liềm,
Ta thoát cột với cày,
Ta thoát cực với cuốc,