Phật và ngài xuất gia. Sống trong rừng, ngài thiền quán về giới hạnh, vì quả
chứng và hạnh dễ thương của ngài, ngài được gọi là Ràmaneyyaka (hạnh khả
ái, dễ thương).
Một hôm, Ác-ma muốn phá hoại ngài, đã phát ra một tiếng động rất lớn,
ngài dùng bài kệ nói lên sự không xúc động của mình.
49. Dầu tiếng người hò hét,
Tiếng náo động chim muông,
Tâm ta không dao động,
Ta ưa thích độc cư.
Bài kệ này trở thành lời tuyên bố chánh trí của ngài.
(L) Vimala (Thera. 8)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Ràjagaha (Vương Xá), từ một gia
đình giàu có. Do hạnh nguyện đời trước, ngài có một thân thể thật trong sạch
như giọt sương trên lá sen, bởi vậy, được tên là Vimala. Khi lớn lên ngài
khởi tín tâm khi gặp được dức Phật ở Ràjagaha, rồi ngài xuất gia, tìm một
đề tài học tập, đến ở trong một hang núi ở Kosala.
Một hôm trời chuyển giông, mưa rơi xuống, làm nhẹ bớt sức nóng, ngài có
thể định tâm, chứng được quả A-la-hán. Sung sướng với quả chứng của
mình, ngài thốt lên bài kệ này:
50. Ðất, nước mưa ướt thấm,
Gió thổi mát không gian,
Trên trời, chớp vạch đường,
Tư tưởng ta lắng dịu,
Tâm ta thật định tĩnh.
Bài kệ này trở thành lời tuyên bố chánh trí của ngài.
-ooOoo-
Phẩm Sáu