KINH TIỂU BỘ - TẬP 4 - Trang 4

LỜI GIỚI THIỆU

Hòa Thượng

Thích Minh Châu

C

húng tôi bắt đầu dịch tập Jàtaka (Bổn Sanh hay chuyện Tiền Thân) này, theo cách phân loại, đây là tập

thứ 10 trong bộ Khuddaka Nikàya (Tiểu Bộ Kinh). Những Kinh đã được dịch là: Khuddakapàta (Tiểu

Tụng, số 1); Dhammapada (Pháp Cú, số 2,); Udàna (Phật Tự Thuyết Kinh, số 3); Itivuttaka (Phật Thuyết

Như Vậy, số 4); Suttanipàta (Kinh Tập, số 5); Theragàthà (Trưởng Lão Tăng Kệ, số 8); Therìgàthà

(Trưởng Lão Ni kệ, số 9). Nay dịch tập Jàtaka (Bổn Sanh, số 10).

Vì lần này, chúng tôi chỉ mới dịch 120 mẫu chuyện cho Tập I, nên con số chính xác có bao nhiêu mẫu

chuyện trong toàn tập Jàtaka chưa được xác định. Theo tập Jàtaka bằng chữ Pàli, thời con số cuối cùng

là 547 mẫu chuyện (Jàtaka I, trang 596). Nhưng, ở bản dịch tiếng Anh ghi là 550 chuyện, chia thành 22

chương (Nipàta). Phân loại này phần lớn dựa trên số kệ (gàthà) trong mỗi chuyện. Ví như chương một

có 150 mẫu chuyện, mỗi mẫu chuyện có một bài kệ. Chương hai gồm 100 mẫu chuyện, mỗi mẫu chuyện

có hai bài kệ. Chương ba, chương bốn, mỗi chương gồm 50 chuyện, mỗi chuyện có ba và bốn bài kệ.

Cho đến chương hai mươi mốt có 5 câu chuyện, mỗi chuyện có 80 bài kệ. Chương hai mươi hai có 10

câu chuyện, với một số kệ nhiều hơn. Mỗi Jàtaka (Bổn Sanh) gồm có bốn phần:

1)

PACCUPPANNA-VATTHU: Câu chuyện hiện tại, một câu chuyện được xem là xảy ra trong thời

Ðức Phật tại thế, nên gọi là câu chuyện hiện tại, và vì câu chuyện này, Ðức Phật kể ra một câu chuyện

quá khứ.

2)

ATITAVATTHU: Câu chuyện quá khứ, có liên hệ đến những nhân vật trong câu chuyện hiện tại.

Trong câu chuyện quá khứ, luôn luôn có sự hiện diện của Bồ Tát (là Tiền thân của Ðức Phật) trong một

vai trò nào đó. Có một hay nhiều bài kệ, khi thì do Bồ Tát nói, khi thì do Ðức Phật nói, phần lớn dưới

hình thức một bài dạy đạo đức.

3)

VEYYÀKARANÀ: Giải thích bài kệ hay một vài danh từ trong câu chuyện quá khứ.

4)

SAMODHÀNA: Phần kết hợp, Đức Phật kết hợp hai mẫu chuyện hiện tại và quá khứ, có khi thêm

một bài thuyết pháp, kết quả của bài ấy và cuối cùng là phần nhận diện Bổn Sanh, chỉ rõ sự liên hệ giữa

những nhân vật chính trong hai câu chuyện quá khứ và hiện tại.

Theo truyền thống Tích Lan, câu chuyện hiện tại, câu chuyện quá khứ, lời giải thích và phần kết hợp

gồm thành tập Jàtaka atthakathà (Bổn Sanh sớ giải). Tập này được dịch sang tiếng Singala (Tích Lan),

trừ các bài kệ vẫn giữ tiếng Pàli. Tập Jàtaka Atthakathà bằng tiếng Singala (Tích Lan) lại được dịch qua

tiếng Pàli với danh từ là Jàtakassa Atthavannanà, mà nay chúng tôi đang dịch ra tiếng Việt Nam. Truyền

thống xem rằng chính Buddhaghosa đã dịch từ tiếng Singala ra tiếng Pàli, nhưng truyền thống này chưa

đượ

c các học giả đồng ý.

Chúng tôi không dịch Phần 3, Veyyàkaranà, vì phần này có tánh cách sớ giải.

Vì chỉ mới dịch có 120 mẫu chuyện thành Tập I này, nên chúng tôi chỉ có thể dựa vào số 120 mẫu

chuyện, này để phân tích và đưa đến một vài kết luận hay nhận xét cho riêng 120 mẫu chuyện mà thôi.

Chỉ khi nào dịch xong toàn bộ, sẽ có những kết luận chung cho cả tập Jàtaka.

Trước hết là nhận xét về trú xứ của câu chuyện hiện tại và câu chuyện quá khứ:

Dựa theo những công trình của các vị học giả đã nghiên cứu trước, chúng nhận thấy các câu chuyện quá

khứ được xảy ra phần lớn về phương Bắc và phương Tây nước Ấn Độ. Còn các câu chuyện hiện tại

Page 4 of 289

Kinh Tiểu Bộ - Tập IV

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.