đượ
c xảy ra phần lớn về phương Đông Ấn Độ. Ví dụ, trong các câu chuyện quá khứ, Ba-La-Nại được đề
cập đến 428 lần, Gadhàra 25 lần, còn trong câu chuyện hiện tại, Kosala được đề cập 428 lần và Magadha
58 lần (xem Jàtaka tập VII, trang VI). Riêng trong 120 mẫu chuyện hiện được phiên dịch, trong các câu
chuyện hiện tại, Kỳ Viên được nói đến 83 lần, Trúc Lâm 10 lần, Xá Vệ 6 lần, v.v...
Jàtaka hay Bổn Sanh là những mẫu chuyện diễn tả các đời sống trước (Tiền Thân) của Ðức Phật và danh
từ dùng trong các câu chuyện quá khứ là Bồ Tát. Chúng ta phải xác nhận ở nơi đây, danh từ Bồ Tát
trong các chuyện Bổn Sanh chỉ cho tiền nhân của Ðức Phật trong những đời sống quá khứ, khi làm chư
thiên, khi làm thú vật, khi làm vua, khi làm hoàng tử v.v... Trong các câu chuyện quá khứ, nhân vật nổi
bật nhất luôn luôn là Bồ Tát, thường đóng vai trò linh động nhất hay quan trọng nhất
Phân tích 120 câu chuyện quá khứ được dịch trong tập I này, chúng tôi xin ghi nhận nơi đây những vai
trò Bồ Tát đã đóng như sau:
* 26 lần Bồ Tát làm chim làm thú: 1 lần làm chó, 2 lần làm ngựa, 4 lần làm bò đực, 1 lần làm voi, 2 lần
làm cá, 5 lần làm nai, 3 lần làm khỉ và 8 lần làm chim. Về các loài chim: ngỗng trời 1 lần, chim cút 3
lần, chim trĩ 1 lần, chim chúa 2 lần, chim bồ câu 1 lần.
* Bồ Tát làm vua 6 lần, làm con vua 6 lần, làm đại thần 7 lần, làm triệu phú 10 lần, làm địa chủ 1 lần,
làm Bà-La-Môn 4 lần, làm hiền trí 11 lần, làm Sư Trưởng 8 lần, làm ẩn sĩ 6 lần.
* Bồ Tát hành nghề cũng rất rộng rãi và đa dạng: làm trưởng đoàn lữ hành 3 lần, làm nghề đi buôn 2 lần,
làm người cày ruộng 1 lần, làm người đánh trống 1 lần, làm người thổi tù-và 1 lần, làm thầy thuốc 1 lần,
làm thợ hớt tóc 1 lần, học nghề đoán sao, nghề nhào lộn 2 lần, làm co trai một gia đình 2 lần. Ngoài ra,
chúng ta còn ghi nhận thêm: Bồ Tát làm chư thiên 5 lần, làm thần cây 8 lần.
Đ
ây chỉ nói đến 120 chuyện trong tập này thôi, chưa đề cập đến các mẫu chuyện còn lại. Nhìn chung,
chúng ta cũng thấy vai trò của vị Bồ Tát thật là đa dạng, thật là phong phú, và vì đóng vai trò tiền thân
Ðức Phật, phong cách đạo đức của Bồ Tát thật hoàn toàn tuyệt diệu từ lời nói, từ suy tư cho đến việc
làm.
Mỗi chuyện tiền thân có một bài kệ, phần lớn do Bồ Tát nói, có khi Ðức Phật nói. Những bài kệ này, có
thể là một lời phê bình khi nhận xét những sự việc đã xảy ra, có khi là một lời cảnh cáo những nhân vật
trọng yếu, sai trái, có khi là một lời khuyên giáo đạo đức, dựa trên câu chuyện đã xảy ra. Nghiên cứu các
bài kệ này cũng là một nguồn cảm hứng đặc biệt, và các bài kệ được xem là phần cổ kính nhất của tập
Bổn Sanh này.
Phân tích 120 câu chuyện hiện tại trong Bổn Sanh này, chúng ta nhận thấy những đề tài được đề cập liên
hệ trực tiếp với Ðức Phật, với các vị trưởng lão kế cận Ðức Phật, với các vị Tỳ-kheo, và một số cư sĩ
liên hệ nhiều với đạo Phật. Ngoài ra, có đề cập những đề tài thông thường như đồ ăn cho người chết, lễ
cúng dường khi cầu nguyện, các chòi lá bị cháy v.v... Đề tài sau này chiếm tỷ lệ rất thấp.
Những đề tài liên hệ trực tiếp đến Ðức Phật như thần thông song hàn (số 29), Devadatta luôn luôn tìm
cách hại Phật (số 11, 21, 26, 57, 58, 72, 113), nữ Bà-la-môn Cinca vu oan Ðức Phật số (120), Ðức Phật
nhập Niết Bàn (số 95). Tiếp đến là một số Trưởng Lão thân cận với Ðức Phật như Ànanda (số 92, 95),
Ràhula (số 167), Sàriputta (số 37, 69), Cullapanthaka (4), Laludàya (5) v.v...
Tiếp đến nữa là đề cập đến một số Tỳ-kheo có các hạnh không được tốt đẹp và cần Ðức Phật giáo giới,
đề
tài này có thể nói là chiếm đa số. Như Tỳ-kheo thối thất tinh tấn (số 2, 3, 23, 24, 51, 52, 55), Tỳ-kheo
có nhiều đồ vật (6, 32) Tỳ-kheo khó nói (15, 43, 48, 59, 60, 82, 104, 116), Tỳ-kheo bị ái luyến (30, 61,
Page 5 of 289
Kinh Tiểu Bộ - Tập IV