Người giữ vườn biết được con nai đã tham đắm cỏ dính mật, liền dần dần xuất đầu lộ diện. Những ngày
đấ
u thấy người giữ vườn, con nai ấy liền bỏ chạy, nhưng rồi thấy luôn, nói khởi loøng tin, dần dần đến
ă
n cỏ đặt trong tay người giữ vườn.
Người giữ vườn biết đã lấy được lòng tin của con thú ấy, bèn rải đến đường những cành lá non dày như
tấm thảm cho đến nội cung, quàng bên nách một hũ đựng mật, giắt một nắm cỏ và thắt lưng, rải cỏ có
dính mật trước mặt con nai, và đưa nó đến tận nội cung.
Khi con nai đã vào tận nội cung, họ đóng cửa lại. Con nai thấy người, hoảng hốt, sợ phải chết, cứ chạy
qua chạy lại trong nội cung. Nhà vua từ lâu đài đi xuống, thấy con nai hoảng sợ, liền nói:
- Con nai gió này, cả một tuần không đi đến chỗ nó thấy người, trọn đời không đi đến chỗ nó sợ hãi, con
vật sống nơi rừng rậm ấy bị trói buộc bởi lòng tham vị, nay đã đi đến cảnh ngộ như thế này! Thật vậy,
không có gì ác độc hơn là lòng tham vị ở đời.
Rồi với bài kệ, vua thuyết pháp:
Không gì ác hại hơn
Truyền thuyết nói là vậy,
Ở
nhà hay với bạn,
San-gia-da với vị
Chinh phục con nai gió
Chỉ nương tựa núi rừng.
Sau khi nói vậy, vua liền thả con nai ấy về rừng.
-ooOoo-
Bậc Ðạo Sư nói:
- Này các Tỷ-kheo, người kỹ nữ có nhan sắc ấy không phải chỉ nay mới trói buộc vị ấy với lòng tham vị,
và chinh phục vị ấy, nhưng trong thời quá khứ cũng đã làm như vậy.
Sau khi thuyết pháp thoại này, Thế Tôn kết hợp hai câu chuyện với nhau, rồi kết luận với sự nhận diện
Tiền thân như sau:
- Thời ấy, Sanjaya là người kỹ nữ có nhan sắc, con nai gió là Cullapindapatika, còn vua Ba-la-nại là Ta
vậy.
-ooOoo-
15. CHUY
ỆN CON NAI KHARÀDIYA (Tiền Thân Kharàdiya)
Khi con nai có tám móng...,
C
âu chuyện này, Khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về một Tỷ-kheo khó bảo. Theo truyền thuyết, vị Tỷ-
kheo khó bảo không chấp nhận lời khuyến giáo. Vì thế, bậc Ðạo Sư hỏi:
- Này Tỷ-kheo, có thật chăng ông khó bảo, không chấp nhận lời khuyến giáo?
Page 54 of 289
Kinh Tiểu Bộ - Tập IV